Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 2 (Huỳnh Tâm)


“... Súng cối xạ như mưa vào Bản làng, Xã thôn, thị trấn Việt Nam, dân quân Việt Nam chết không kịp đem đi chôn, đến ba ngày sau quân đội CSVN mới phản pháo, thì toàn diện biên giới đã định chiến thắng nghiêng về Trung Quốc...”

Ai biệt ly ải địa đầu Tổ quốc.
Mấy ngày qua tôi đã viết khá nhiều điều tại biên giới Việt Nam -

Trung Quốc. Nếu tôi không nói, e rằng tôi mắc kẹt cổ họng, tuy nhiên còn những chuyện liên quan khác chưa thấu cùng.
Trong khi chờ đợi bạn bè từ khắp nơi tụ hội về "Dòng nhà làng". Tôi cùng anh Minh tranh thủ đi lên biên giới hướng Tây Vân Nam, đối diện Lai Châu. Cuộc hành trình quá gian nan,
cả thân người đã đến lúc khắc khoải cũng phải đi đến "Tây Hành làng", nơi ở của gia đình anh chị Cao Dũng - Chỉ Hồng.
Chúng tôi không ngờ đường xa vời vợi di chuyển bằng nhiều phương tiện nào xe ngựa thồ, chuyển qua xe vận tải, đến tàu hỏa cuối cùng xe đạp. Tôi đã mất một ngày, một đêm ăn ngủ không yên. Hôm nay ngày thứ hai mới dừng chân trên đỉnh đầu núi, chiêm ngưỡng ải đầu Tổ quốc, thấy một ranh giới trên 10km chiều ngang, còn chiều dài vô tận. Nếu tính tại biên giới ải đầu Lai Châu Việt Nam đối diện với biên giới phía Tây Vân Nam Trung Quốc, mới thấy Việt Nam bị mất 30.670 Km2, một giải đất chiến lược rộng lớn nay Trung Quốc chiếm lấy của Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Đến ngày 19/2/1979 toàn quân binh Trung Quốc đồng tiến quân vào các tỉnh biên giới Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Theo giới truyền thông Phương Tây loan tải: "Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, Việt Nam rộng rãi tặng không cho Trung Quốc một biên giới bốn bề bát ngát, hứa hẹn tương lai kinh tế Đông Dương".


Đỉnh dãy núi Pu Si Lung biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: La Minh

Từ xa có năm người dân thiểu số đi ngược chiều, anh Minh hỏi bằng tiếng Hoa:
- Quý anh chị có thể cho chúng tôi biết, địa danh nơi này nơi này được không?

Họ trả lời bằng tiếng Việt:
- Các ông nói cái gì?

Anh Minh mừng quá đáp:
- Quý anh chị có thể cho chúng tôi biết nơi này là đâu và còn bao nhiêu km nữa đến Tây Hành làng?
- Đây là đỉnh núi Pu Si Lung, còn 3km nữa đến làng.
- Cảm ơn quý anh chị nhiều, quý anh chị có phải là người làng không?

Họ chỉ gật đầu thay cho lời nói (đúng rồi) chúng tôi cảm ơn một lần nữa, và chào nhau chia tay.
Chúng tôi đứng trên đỉnh dãy núi Pu Si Lung độ cao 3.770m, nhìn về quê hương đất nước thân yêu, từ hàng rào bãi mìn bình địa cho đến tận xa mờ, bên ấy huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên VN, phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ cách thị xã Lai Châu 60km về hướng Tây... nhìn xuống thung lũng thấy các sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông như những tấm vải lụa trắng vĩ đại chưa bao giờ thấy trong đời.

Vùng trời ở đây nhiều sương mù và lành lạnh càng thôi thúc lòng ray rức không yên cho Tổ-quốc, có đi xa mới biết quê hưng xứ sở mình đẹp. Thật vậy, dù thế giới mênh mông giàu và đẹp nhưng không nơi đâu đẹp bằng quê hương của mình có lũy tre, những giòng sông, ruộng nương hương thơm của lúa và đất chung một đặc thù riêng của nó. Ngặt vì đời sống, quá khắc nghiệt độc trị của chế độ đảng Cộng Sản Việt Nam, người dân không ở được phải đi tìm tự do, bỏ sinh xứ để tìm sinh cư quê hương người. Mai này con của chúng tôi nếu có suy tư về quê hương cũng không khác nào một nhạc phẩm "Viễn Khúc Việt Nam" của Nhạc sĩ Hàn Lệ Nhân:


Tuy đi cùng anh Minh nhưng cảm tưởng của tôi không khác kẻ bị lạc đường, đứng nơi này đơn độc, lòng bâng quơ tự hỏi mai sau lịch sử Việt Nam có nhớ địa giới lãnh thổ đã diễn biến chiến tranh cái ngày 17 tháng 2 năm 1979 này không? Hy vọng thế hệ mai sau sẽ phán xét phân minh đối với thời đảng Cộng Sản Việt Nam, về tội thông đồng bán ải đầu Tổ-quốc bằng cách lập ra chiến tranh có thương lượng, qua giá cả đã đồng thuận trước của hai đảng Cộng Sản Việt Nam-Trung Quốc.

Một cuộc chiến long trời chuyển đất, thế mà toàn dân Việt Nam nào hay biết, càng không có một thông tin nào từ đảng CSVN đích thân loan truyền, chỉ thoáng qua lờ mờ tin đồn của người dân: "Có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979", chỉ thế thôi ngoài ra không có tin gì khác! Càng không hình dung được biên giới đã mất hay còn bao nhiêu, càng không hy vọng đảng CSVN tiến quân đánh Trung Quốc chạy dài bỏ thành Vân Nam và thành Quảng Tây. Mãi cho đến nay, toàn dân chưa hề nghe nhà nước CSVN chính thức công bố lãnh thổ biên giới! Cũng có thể đảng CSVN hoàn toàn thờ ơ sự ra đi vĩnh viễn một phần ải đầu Tổ quốc Việt Nam, hay lý do khác vì sự sống còn của đảng CSVN.

Tuy nhiên, hồn thiêng sông núi của Tổ quốc Việt Nam không bỏ qua sự kiện nào có liên quan đến lãnh thổ biên giới vào năm 1979. Dân tộc nào cũng có linh hồn sống luôn khằng sâu vào ký ức lịch sử, như thời nhà Mạc, nhà Hồ đã trải qua vạn đại, thiên thu thế mà vẫn lưu truyền nhiều thế hệ, luôn phê phán chế độ ấy từng ngày.

Tôi đứng trên núi Pu Si Lung mà hồn phi lạc phách, đến khi anh Minh đưa tay vịn vào vai tôi, lay mạnh nói:
- Chúng ta đi sớm về sớm, Tâm đứng ở đây đã hơn giờ rồi.

Tôi trở lại với con người thực, âm thầm ngồi lên yên sau xe đạp, một tay ôm hông của anh Mình, xe đổ xuống đèo, rồi rẽ theo hướng "Tây Hành làng".

Người dân trên đường về "Tây Hành làng" Ảnh: La Minh

Chúng tôi tìm được nhà anh Cao Dũng, lúc này anh Dũng đang bị rét rừng, còn chị Nguyễn Chỉ Hồng cùng mấy cháu đi lao động chiều mới về, anh Dũng không chần chờ bảo:

- Các bạn hãy theo tôi đi trình giấy tờ, vì ở nơi này mất an ninh, dân quân biên phòng cứ vài ngày đến làng kiểm tra hộ khẩu một lần, đôi khi kiểm tra đột xuất.

Chúng tôi chào ông chủ làng, rồi tự động trình giấy tờ, anh Minh trình giấy trước, do sở di trú Vân Nam cấp, chứng nhận người Việt tị nạn tại "Dòng nhà làng", đặc biệt ông ta nhìn thẻ ID của tôi, tay bóp cong vòng thẻ rồi thả ra kêu một tiếng tạch, mắt nhìn chăm chú một hồi lâu và nhìn mặt nhận diện tôi, có ý vạch lông tìm vết trong thẻ ID, ông ta đã ngờ vực nhưng không thể quả quyết ID giả, tôi điềm tỉnh thưa:

- Thưa ông chủ làng, thẻ ID của tôi rất mới vì ra làng ba tháng trước, cách đây vài ngày sở di trú mới cấp thẻ, trên tay cầm thẻ ID, tôi liền đi thăm anh Minh, rồi nhờ anh Minh hướng dẫn đi thăm anh Dũng chị Hồng. À thưa ông, hình như tôi còn một photocopy giấy tị nạn cũ, tôi đưa ông để tiện kiểm minh.

Ông chủ làng cười nói:
- Thôi được.

Ông ta cầm cây bút viết, ghi tên anh Minh và tên tôi vào sổ tạm trú, ông hỏi tiếp:
- Thế thì hai anh ở đây bao lâu để tôi báo cho an ninh.
- Thưa, chỉ một đêm nay thôi.

Ông ta đưa lại giấy tờ và thẻ ID, nói tiếp:
- Chúng ta là người Việt Nam cả, tôi không phải làm khó quý anh, ngặt dân quân biên phòng, bọn chúng người Trung Quốc hay chú ý an ninh làng này, xin hai anh cảm thông.

Tôi lấy lại bình tĩnh thưa:
- Dạ thưa ông, chúng tôi chỉ ở một đêm thôi ạ, sáng mai phải trở về, không ở lâu được vì bận chuyện nhà, tôi nhớ anh chị Dũng đã tám năm không gặp, nay có dịp đi thăm. Thưa ông chủ làng, nhân tiện mời ông một đêm chung vui với anh em chúng tôi. Hy vọng ông chấp nhận đề nghị chân thành này, chúng ta là người Việt Nam không nên từ chối.

Ông chủ làng dù có khó tính đến mấy, khi nghe hai tiếng Việt Nam cũng mềm lòng cảm động, ông còn chần chờ, tôi hỏi tiếp:
- Thưa ông chủ làng chấp nhận nhé, chúng ta là người Việt Nam sống ở xứ người xem tình lớn hơn mọi thứ, dù mới sơ giao xem như thân, chúng ta nhận nhau tình người vì nó là một thứ tình thiêng liêng nó biết gắn bó và hy sinh cho nhau.

Ông chủ làng gật đầu liên hồi, nói:
- Tôi đồng ý, nhưng mấy giờ tôi đến?

Anh Dũng đáp:
- Anh Tùng đến lúc nào cũng được.

Ông chủ làng tên Tùng, thấy thân thể của ông ta quá cằn cõi, có thể hơn tôi một con giáp, liền nói:
- Xin lỗi, cho tôi gọi bằng chú Tùng nhé. Thưa chú, chúng ta cùng nhau về nhà anh Dũng ngay bây giờ không thể để mất thời gian vì sáng mai tám giờ tôi phải đi về, tôi thấy anh chị Dũng và các cháu bình yên là toại nguyện lắm rồi.

Ông Tùng đồng ý đi theo chúng tôi về nhà anh Dũng, cũng may chị Hồng và mấy cháu đã về nhà, sớm hơn mọi khi, chị Hồng vừa thấy tôi là òa ra khóc và hối cháu lớn đi mua năm lít rượu về đãi khách, còn chị Hồng vội vã làm một lúc hai con gà. Tôi để ý thấy chị Hồng làm thịt hai con gà, tiếng khóc thút thít của chị từ bếp vọng lên, âm thanh như oán trách cuộc đời.

Tôi giới thiệu anh Minh để anh Dũng quen biết và ngược lại:
- Thưa, anh Dũng nguyên là Giáo sư trường Trí Đức tọa lạc đường Cao Thắng trước chùa Tam Tông Miếu, quận Hai Sài Gòn, còn chị Hồng là một trong những hoa khôi của trường Gia Long, sau hè năm ấy chị chuẩn bị thi vào trường Y, tức thì ông Dũng đáp đến gắp chị Hồng ra khỏi gia đình, tình duyên của anh chị Dũng-Hồng do chị Phương của tôi làm bà mai, trong đó tôi cũng có một ít phần mai mối, vì tôi làm nhân viên Bưu điện cho mấy người lớn, hồi đó tôi ngu lắm, phải chi mình xem thư của họ để biết họ nói những gì, lúc đầu gia đình chị Hồng không chấp nhận, anh Dũng đòi chết trước nhà, bố mẹ chị Hồng sợ quá gả cho, thế là ngày tân hôn hai họ linh đình, bởi thế chị Hồng xem tôi như em ruột.

Đương nhiên trong thâm tâm anh Dũng chị Hồng và anh Minh thừa biết hiện nay tôi không thuộc diện thê thảm, ông Tùng thấy chúng tôi tình trước sau chân thực, ông cũng thổ lộ riêng tư đời mình:
- Thì ra các bạn đều là người Sài Thành cùng quê tôi, nhà tôi ở đường Nguyễn Công Trứ, học trường Bồ Đề hết trung học vào Văn Khoa, đến năm thứ hai theo tiếng gọi ra bưng tham gia MTGPMN, sau khi kết nạp vào đảng, tôi nhận công tác Ban Hoa Kiều, quân hàm cuối cùng Thiếu tá, người Hoa Chợ Lớn thường gọi tôi là Thiếu tá Tùng, tên thực Trương Hoán Tùng, cuối năm 1977 đảng điều tôi phụ trách chuyển một cánh Hoa Kiều Chợ Lớn đi Trung Quốc theo hướng Lai Châu. Hài hước nhất khi qua biên giới Trung Quốc họ xem tôi là người Việt Nam không có liên hệ gì với đất nước Trung Quốc, từ đó tôi trở thành người Việt tị nạn trên đất Trung Quốc như mọi người khác, tôi tự hiểu đảng CSVN đã có quyết định từ chối thành tích của tôi và cho tôi là người Hoa không trọng dụng nữa, họ chọn phương thức bí mật sa thải, giao công tác đi Trung Quốc.

Đại thể người Việt gốc Hoa có những nổi khổ riêng biệt, nhưng nào ai biết thân phận của tôi còn khổ hơn họ ngàn lần về gốc tịch, đến nay cũng chưa có ID chứ đừng nói đến giấy cư trú tạm thời, còn thẻ chứng minh thư nhân dân thì xa vời, đời người của tôi phải trả một giá quá đắt đỏ.

Xưa nay chữ Kiều dưới mắt thiên hạ xem thường, khi ấy Kiều rất trong sạch nào ai biết. Hoa Kiều, Việt Kiều, Cầu (Kiều) kể cả Kiều cụ Nguyễn Du lắm gian truân, từ đó tôi thề không đội trời chung với hai đảng CSVN và TQ. Đến nay cũng chưa dung tha tôi, họ tiếp tục ép làm chủ làng và làm nhân viên "hỗ trợ". Tuy tôi có làm việc cho họ nhưng chưa bao giờ hại ai, cũng chưa tống tiền của ai ở trong làng này. Thực tế hơn, nếu tôi muốn có nhiều tiền chỉ cần đếm từng cột mộ bia trong nghĩa trang của làng, tôi vốn độc thân cho nên không cần tiền, có nó để làm gì chứ, hồi chiều chỉ cần nói lên một tiếng thẻ ID của chú em là giả, thế là kiếm được một bao thư nhẹ rồi, nhưng nếu biết là giả tôi vẫn bỏ qua, tôi chỉ muốn hú tim để chú em tứa trong quần thôi, thực ra một chuyên viên thẩm định như tôi, muốn nói giả hay thực cũng không khó lắm đâu.

Câu chuyện của ông Tùng đang ngon trớn, dĩa lòng gà bưng lên, rất nóng hổi, hương vị thơm, thế là cắt đứt đoạn phim hay, mà tôi muốn gom hết bỏ vào lòng. Chúng tôi mời nhau, nâng cao ly rượu, chúc sức khỏe, gặp nhau là duyên hay nợ, cũng hết lòng uống cạn ly rượu nồng.

"Tây Hành làng" trên dãy núi Pu Si Lung. Ảnh: La Minh

Rượu vào lời ra, ông Tùng nói tiếp:
- Trương Hoán Tùng tôi, muốn kết nghĩa với mấy chú, từ nay xem nhau là Huynh-đệ, xin hỏi mấy chú có tiếp nhận đề nghị đại ca này không?

Anh Dũng thay mặt chúng tôi đồng ý so tuổi tác và xưng hô vai vế, có thế mới biết anh Tùng lớn hơn anh Dũng ba tuổi, hơn anh Minh và tôi tám tuổi.

Tôi nói đùa:
- Thưa, Tùng đại huynh, huynh đệ chúng ta có cần hương khói kết nghĩa như huynh đệ Vườn Đào không?

Anh Tùng cao hứng nói:
- Ở đây là núi rừng, còn linh thiêng hơn Vườn Đào, nhớ rằng núi rừng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải núi rừng của bọn bành trướng Bắc Kinh.

Anh Minh hỏi:
- Thưa huynh, dân số trong làng có bao nhiêu người và có người thiểu số không?
- Dân số trong làng hiện nay 2.378 người, gồm cả dân tộc thiểu số như nhóm Tạng, nhóm Tày Thái, nhóm Mông Đảo, nhóm Ka đai, nhóm Hán... cách đây 3 năm có trên 10.500 người thiểu số trong làng.

Rượu châm ly đầy, tiếng nói mỗi lúc cao hứng, lòng chân thực hiện ra, oan cừu tận cõi lòng trào theo men rượu. Anh Tùng thở ra một hơi dài rồi nói:
- Quý đệ có biết không, đảng CS Trung Quốc ồn ào lắm, nó công bố nhiều báo cáo, tưởng rằng: "Việt Nam chư hầu tốt, đảng CSVN phải biết thế nào là phân chia biên giới đất liền, kể từ núi cũ "Tashan" trong hiệp ước Thiên Tân không còn giá trị, nên trả lại cho Trung Quốc, hôm nay nhà nước ta xử lý biên giới đất liền trên bộ và ngày mai biển Đông, nhất địch VN chưa hầu phải trao cho ta, chiếu theo khâm định của Hồ Chí Minh trao đổi với Mao chủ tịch tại Vân Nam".

Anh Tùng hớp liền hai ngụm rượu nói tiếp:
- Quý đệ có biết không, ngu huynh có gặp một quân nhân biên phòng của bọn ma bành trướng, nó cho biết "Đỉnh núi Cũ đã bị quân Trung Quốc chiếm lĩnh, nay đã nằm sâu trong nội địa Trung Quốc", huynh rất là hận, bởi huynh đã đi qua nơi này, thấy cảnh thực vật nguyên vẹn vẫn còn rợp âm, hoa rừng tỏa hương ngát khắp nơi, ánh sáng mặt trời rót nghiêng đếm được từng gốc cây cổ thụ, thế mà núi này vô cớ đạn pháo cạo trọc đầu, lại thuộc vào tay Trung Quốc, nói một cách khác đảng CSVN táng tận lương tâm bỏ rơi núi cao một chiến lược quan trọng của biên giới Bắc cao nguyên.

Tin tức ở biên giới ngu huynh biết khá nhiều và chính xác. Có một cựu dân quân ở gần núi Cũ, trước kia sống trong làng, cho biết: "Núi Cũ bị mất, đảng CSVN phải chịu trách nhiệm, người dân ở địa phương núi Cũ có ý chí bảo vệ lãnh thổ cho đất nước, nhưng dân quân rơi vào trường hợp thế cô, có tinh thần chống giặc mà không có sức thì làm thế nào để cố thủ núi Cũ, trong khi ấy tin đồn dãi núi Cũ này đã ký bán cho Trung Quốc hơn hai mươi năm trước. Bởi thế núi Cũ có nhiều hiện tượng lạ, người dân ở đây tự nhiên có kẻ đến thăm và tiện cấp quốc tịch Trung Quốc, thực sự tôi khó hiểu đảng CSVN".
Chị Hồng bưng lên một mâm lớn, nào là cơm gà, thịt gà luộc, cháo gà và bổ túc thêm lòng gà, thơm phức cả nhà, lúc này chị Hồng và các cháu cùng ngồi trệt dưới phên tre với chúng tôi, tạm gọi là bàn cơm, cả nhà hạnh phúc. Riêng tôi và anh Minh cả ngày chưa bỏ vào bụng một thứ gì cả, chỉ uống nước thay cho cao lương mỹ vị, thế mà vẫn thích nghe anh Tùng nói chuyện người Hoa kiều biên giới.
Chị Hồng tuy ở núi rừng vẫn cho ra ngón nghề, chị táo Sài Gòn năm xưa, trong thực đơn gà tuyệt vời này, gồm mùi vị gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau, chị lấy muối pha với đường màu làm ra nước mắm rất hợp khẩu vị, đúng là người phụ nữ Việt Nam đem theo hương vị quê hương, tôi ăn ngon miệng gợi chuyện:
- Thưa chị Hồng, hồi nãy thấy chị làm thịt hai con gà, em nghe tiếng khóc của chị làm lễ phóng sinh có phải không?

Chị cười và nói:
- Cậu mầy lúc nào cũng đùa được, khóc vì thấy cậu, nhớ nhà chứ ai nào khóc tiếc hai con gà, thân chị theo anh chẳng tiếc, gặp em chị làm thịt hai con gà có xá chi nào.

Tôi khuyên chị Hồng:
- Thưa chị, chị đã đem theo cái nhà Dũng và mấy cháu, hạnh phúc hơn cái nhà trên mãnh đất chào đời, mãnh đất sinh cư chị tìm tương lai cho mấy cháu. Chị tạm lờ nó đi, sẽ có ngày đất nước trở mình, người dân có quyền sống tự do dân chủ, xã hội đa nguyên lúc ấy tha hồ chị nhớ.

Anh Dũng xoay mặt qua hướng anh Tùng hỏi:
- Thưa anh Tùng, hồi chiều anh có nói, anh ở đường Nguyễn Công Trứ quận 2 Sài Gòn, thế thì em xin mô tả để anh nghe cho vui.

Anh Tùng hỏi lại:
- Huynh đã sống và lớn lên trên đường Nguyễn Công Trứ đương nhiên đệ không biết bằng huynh.

Anh Dũng liền kể:
- Đường NCTrứ không dài, đầu đường đối diện với đường Hàm Nghi, cuối đường đối diện chợ Nguyễn Thái Học và đường nối dài Cô Giang. Trên đường Nguyễn Công Trứ có những đường khác vắt ngang qua như đường Tôn Thất Đạm, Pasteur, Công Lý, Phó Đức Chính, Calmette, Ký Con và Yersin. Người ta nói đường Nguyễn Công Trứ là Chợ Lớn nhỏ, người dân sinh hoạt tấp nập đêm cũng như ngày, nhờ hai chợ cung cấp sỉ cho tất cả chợ ở Sài Gòn và chợ lân cận, như chợ Nguyễn Thái Học cung cấp thực phẩm, chợ Cầu Muối cung cấp thủy sản nước mặn, nước ngọt.

Trên đường Nguyễn Công Trứ có hai chợ khác như khu Dân Sinh mua bán vải và khu phố cầm đồ của Công ty Hui Bon Hoa (Chú Hỏa), ngoài ra còn có khu nhà kho Chú Hỏa, đặc biệt trên đường này có 1.752 căn nhà phố của Công ty Hui Bon Hoa. Vậy nếu anh Tùng là người Hoa thì ở trong khu phố cầm đồ, còn nạc mỡ thì ở hẻm gần nhà Họa sĩ Tú Duyên, còn người Việt thì ở nhà hẻm sau lưng các khu phố và nhà sàn mé sông đường Bến Chương Dương. Một đặc biệt khác người dân ở đây khoái ăn khuya, những cửa hàng bán khuya không thiếu một thực đơn nào, còn một đặc thù khác, mỗi năm sau lưng khu Dân Sinh tổ chức hát Hồ Quản ba lần vào dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ hội chùa Ông, chùa Bà và ngày lễ Thanh Minh.

Trường Bồ Đề bên hông đường Nguyễn Công Trứ, em có dạy học ở trường này hai năm, bởi thế em rất thú vị khi nói đến đường NCTrứ.
Quả nhiên anh Dũng kéo anh Tùng vào tình cảm, anh Tùng có vẻ thán phục trí nhớ và vốn sống trên đường NCTrứ v.v...

Tôi đi đường xa quá thân người khắc khoải, gặp anh chị Dũng thân thương, cơm bưng rượu rót no đầy, cũng đến lúc đôi màng mắt khép lại, dù muốn mở ra cũng không còn sức, đành bỏ mặc mọi người nói chuyên đời xưa nay, anh Dũng dìu tôi đến vạt giường tre nằm xuống đi luôn đến bảy giờ sáng.
Vừa mở mắt ra thấy cả nhà và anh Minh đang chuẩn bị ăn sáng, một lúc sau anh Tùng cũng có mặt, đúng tám giờ chúng tôi hồi loan, trước khi tạm biệt, tôi trao cho cháu lớn một bao thư bảo:
- Đây là mảnh bằng cậu trao cho cháu, cậu hy vọng tương lai ở nơi cháu.
- Chúng cháu nhớ ơn cậu.

Chị Hồng vui mừng nói:
- Nhờ cậu mà anh Dũng hết bệnh, cảm ơn ông thầy lang bâm.
- Khi nào anh Dũng bệnh thì chị cho ăn gà là hết liền, chính chị mới là bà thầy của anh đó ạ.

Cả nhà và khách đồng cười, chúng tôi chào nhau tạm biệt, chị Hồng lại khóc, đôi mắt đỏ hoe nói:
- Cậu phải hứa, một năm đến đây hai lần, chị sẽ hết khóc.
- Dạ em hứa, chào hẹn gặp lại...

Anh Dũng và anh Tùng đưa chúng tôi đi một khoản đường dài, đến lưng dãy núi Pu Si Lung chúng tôi dừng xe đạp lại để nghỉ chân, anh Tùng đưa tay lên chỉ về phía trước nói:
- Quý đệ có biết không, bên kia là mồ lạng tập thể trên 730 người dân Việt mình đó, còn nữa phía trái là mồ lạng trên 823 quân nhân Việt Nam, chính chúng anh an táng cho họ, những ngày chiến tranh ở đây bi thương vô cùng. Anh còn nhớ tối hôm đó chưa có đạn pháo, cả đoàn người của anh còn danh nghĩa Hoa Kiều, sáng hôm sau chúng anh được danh nghĩa Việt kiều tị nạn trên đất Trung Quốc, đó là giờ phút huynh chán chường nhất, vì đảng CSVN bán đứng chúng anh cho Trung Quốc!

Quân đội Trung Quốc dẫn cả đoàn người chúng anh đến một con sông nhỏ, thông qua núi Cũ. Họ lập danh sách và tuyên bố: "Kể từ lúc này các người tạm trú trên phần đất biên giới của Trung Quốc, sẽ được chăm sóc tử tế và cấp giấy tị nạn".

Tiếp theo mọi diễn biến trong cuộc chiến tranh tại biên giới rất khủng khiếp, đảng CS Trung Quốc chiếm một phần biên giới lãnh thổ rộng lớn của Việt Nam và báo chí Trung Quốc loan tin đổi trắng thay đen, nhà nước Trung Quốc khoáy động hận thù dân tộc, cho rằng Việt Nam khởi động chiến tranh trước, sau đó Trung Quốc mới tự vệ, cùng lúc đảng CS Trung Quốc sung công trên bốn trăm ngàn người Việt ti nạn (Hoa Kiều) đào giao thông hào, buộc phải hoàn thành trước hai tháng.

Quân đội Vân Nam Trung Quốc sử dụng giao thông hào nối liền từ Tây qua Đông của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối diện với 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và thị trấn Lộc Bình Quảng Ninh, thành giao thông hào vòng một, để họ chuyển quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam.


 

Giao thông hào vòng một. Phụ bản: Trương Hoán Tùng cung cấp

Giao thông hào vòng hai và vòng ba tiến sâu không giới hạn từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Bản đồ toàn diện chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 (Phụ bản. Trương Hoán Tùng cung cấp)

Đạn pháo đầu tiên tại giao thông hào vòng một mà người dân biên giới nghe được vào ngày 19 tháng 2 Năm 1979. Súng cối xạ như mưa vào Bản làng, Xã thôn, thị trấn Việt Nam, dân quân Việt Nam chết không kịp đem đi chôn, đến ba ngày sau quân đội CSVN mới phản pháo, thì toàn diện biên giới đã định chiến thắng nghiêng về Trung Quốc. Tuy nhiên quân đội Trung Quốc tử trận không phải là ít vì lối chiến trang cổ điển dùng biển người cướp đất, một sự kiện khác Trung Quốc quá đông dân, chết như thế có thấm vào đâu còn được lợi là khác, giảm miệng ăn vì Trung Quốc đang thiếu lương thực.

Mặt trời lên cao, xương mù vẫn theo dưới chân chúng tôi, đành phải tạm biệt anh Tùng, anh Dũng và biệt ly ải địa đầu tổ quốc thân yêu.

 ÿ  Huỳnh Tâm

30 Ý Kiến:

001 - Vietkieu
Dân cờ vàng di cư, nhiều nhất là ở Cali, khi mới qua Mỹ đã bị phim ảnh và nhạc của Tàu làm cho mê mẫn, cho nên họ yêu đàn ông Tàu, thờ đàn ông Tàu vô cùng, vì vào nhà dân cờ vàng nào ở Mỹ cũng thấy treo ảnh đàn ông Tàu, mỗi góc mỗi thằng hén, toàn là tài tử đóng phim bộ không hén. Không thấy một hình người Việt nào của mình hén. Dân cờ vàng di cư trọng đàn ông Tàu kinh dân Việt mình lắm hén. Bằng chứng là đàn ông cờ vàng ở chợ Tàu Sài Gòn Nhỏ ở Cali sống với đàn ông Tàu rẩt dễ thương, lễ phép với đàn ông chợ Tàu vô cùng nhưng dân cờ vàng ba sọc đỏ lại đối với đồng hương Việt kiều, Việt cộng mình thì vô lễ mất dạy vô cùng nghen. Dân cờ vàng ở chợ Tàu Cali luôn luôn ganh ghét với đồng hương, rất thù nghịch với người Việt nam vì họ coi tất cả là VC.  Dân cờ vàng chợ Tàu xài sản phẩm Trung quốc từ khi đến Mỹ tới giờ, và dân cờ vàng... 

Vậy là đứa trong nước cũng ngu , đứa ngoài nước cũng ngu ! Văn hóa làng xã và văn hóa bầy đàn đã làm lùi nền văn minh của người Việt !

003 - Guest
Cảm ơn Danlambao đã đăng bài này

004 - ca hat
Cám ơn anh Huỳnh Tâm đã viết 2 bài thật cảm động. Nếu có thời gian, xin anh viết thêm về cơ nguyên tại sao những người dân Việt gốc Hoa lại bi lưu lạc ở vùng "trái độn" này.
Tôi co quen một số người đi "vượt biên" bàng đường bộ, băng qua Trung Hoa rồi đến Hong Kong. Nhưng hình như rất nhiều người bị dồn lên vùng biên giới rồi bị bỏ rơi thì phải. Nhờ tác giả giải thích thêm về nguyên nhân ở phiá sau, cũng như hiện tình.
Thành thật cám ơn,

005 - Vietkieu
Tập quán di cư, bỏ đi là bỏ hết tất cả, từ bỏ vợ con, người thân, xóm làng, quê hương tổ quốc dân tộc còn bỏ được, chả có gì là quan trọng đối với dân di cư có truyền thống đâu.
Dân cờ vàng ba sọc đỏ, VNCH cũ, sống tụ tập nhiều nhất là các khu chợ của người Tàu ở Mỹ, và ở Cali chợ Tàu và dân cờ vàng ba sọc đỏ sống cùng chung một xã hội một văn hoá chung, đó là văn hoá của chợ người Tàu ở Mỹ. Hơn 37 năm sống hạnh phúc bên đàn ông chợ Tàu rầu đó.
Dân cờ vàng ba sọc đỏ ở chợ Tàu ở Cali không thích bất cứ cái gì ở Việt nam, từ nghệ thuật đến văn hoá, sản phẩm Việt Nam và nghệ sĩ Việt Nam và ngay cả cộng đồng Việt kiều cũng bị họ cũng chống, tất cả cũng vì quá trọng Tàu khinh Việt, ganh ghét kỵ thị người Việt nam, không chấp nhận văn hoá Việt nam được tồn tại ở các khu chợ của đàn ông Tàu của họ.
Di cư mà,...

006 - Hung Le
Thằng mạo danh 'Vietkieu' này , thực chất chỉ là 1 tên tay sai cỡ tép riu, bị bojn quỉ "đồng rận" xui ra nói, miễn là nói xỏ , nói xiên, nói điên, nói khùng...nói để gọi là cho có nói...Ai? Ai sợ Tau Cộng con hơn Ông cố nội hả thăng diên? VC đấy, Giặc Hồ đấy! bọn chóp bu CSVN đấy! Thật tội nghiệp, lũ tay sai...đám làm trò...bị tiên triền, bị nhồi sọ toàn đậu hũ, bị che mắt, bị bịt tai.nao có biết gì? Nào dám biết, biêt dám nói ? Khì ! khì ! khì....

007 - Guest
Câu Tiễn đang dụ khị dân hải ngoại đem đô la về cho cs xài đây mà

008 - Ngu chí vịnh
Này Vietkieu, chớ tìm cách xuyên tạc vớ vân nghe vô duyên nhầm bôi nhọ dân VN ở hải ngoại. Chớ nên ngớ ngân mà thiên hạ cười thúi đầu. Người VN hải ngoại có bà con gia đình, bạn bè vẫn còn ở VN, dân trong nước thừa biết sự thật Việt kiều hải ngoại như thế nào. Vị muốn tạo nên hình ảnh người Việt sống lây lất, tạm bợ chung với phố Tàu nhưng ai cung biết là cộng đồng người Việt hải ngoại là một trong những cộng đồng di dân thành công, mạnh nhất nhất ở các xứ ấy và họ gửi hàng tỷ đô la về VN hàng năm. Dan VN đều biết, chỉ cần lên Youtube thì quá nhiều hình ảnh. . Cái trò xuyên tạc này xưa rồi , bây giờ là thông tin internet , không như thời 45 lúc ấy CS muốn nói láo gì thì nói.Trò bôi nhọ ngu ngơ này không đến đâu cả.

009 - Guest
Câu tiển đi thuyết khách

010 - HoaiHuong
Cs bọn sâu mọt của đất nước VN. Trời ơi đọc bài này mà đắng họng, Càng biết nhiều sự thật thì càng thấy dân tộc ta càng nguy cấp.

0101 - Hung Le
Có cả cái sự thật đớn đau đến thảm não và ê chề...với số dân tộc Việt bị cả 2 tên CS đại gian, đại ác là TC và VC manh tâm giam cầm, cấm cố đời đời ở vùng rừng núi không biên, không giới "môi hở răng lạnh" bi thảm đến thế này sao hả trời cao, đất dầy ơi ?! Tôi có người bạn là Trung Úy Hưng, ở căn nhà nhỏ, lợp tôn..ọp ẹp của cha mẹ, rìa khu Phú Bình, trên mặt đương Âu Cơ, cách ngã tư Lạc Long Quân- Âu Cơ về hướng Bà Quẹo độ 300 mét, năm 1981 đã cung vợ và 2 con nhỏ theo bà con người Tàu tìm đường vươt biên về phía Bắc để mong đến Hông Công...Nhưng đến tận hôm nay vẫn không hề có tin tức gì? Có thể gia đình Hưng đã bị bọn CS cho chôn vùi cuộc đời nơi núi cao, thâm sâu này. Rẩt cám ơn Huỳnh Tâm và rất mong nhiều thông tin hơn về những người VN quá khốn khổ này ! Gần 3000 tù nạn nhân, thì t cũng phải có đến gần cả trăm ngàn thân...

012 - porcupine
Rất cám ơn tác giả về 2 bài đã đăng. Chỉ một thời gian ngắn biết đến dân làm báo mà thật sự tôi cảm thấy nghẹt thở trước những thông tin về sự thật lịch sử đã được phơi bày. Quá phũ phàng và đau xót.

013 - NGUYENDINH
cái gì của CIERA phải trả lại cho CIERA ,RỐI một ngày ko xa nhân dân sẽ viết lại lịch sử csVN

014 - vũ văn hèn
vậy anh bạn ĐCH viết đâu có sai. sự thật không thể chối bỏ.

015 - Hunganh1970
Cụ PHAN THANH GIẢN
Cụ VƯƠNG HỒNG SỄN
Cụ TRỊNH HOÀI ĐỨC
Cụ LA HỐI... đều là người VIỆT gốc MINH HƯƠNG.
Chị TẠ PHONG TẦN?
Đây là những VỊ có Nghĩa khí, Tình lý rõ ràng mà Tôi hân hạnh được biết.

016 - 1nxx
Người Minh Hương là 1 dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc của VN. Tất cả 54 dân tộc chúng ta có chung 1 mái nhà VN, 1 Tổ quốc VN. Trong 1 xã hội VN dân chủ và tự do tất cả các dân tộc đều bình đẳng và có quyền lợi+nghĩa vụ như nhau giống như tất cả các xã hội dân chủ khác trên thế giới.

017 - Ly Nguyet Van
Tôi là người Việt gốc Hoa. Tôi đọc bài này tôi khóc luôn Tôi có thể nói tiếng Hoa nhưng không biết đọc và viết chữ Quan Thoại Nhưng Tiếng Việt thì tôi rất thông thạo. Tôi ăn cơm và uống nước Việt, máu trong người của tôi bây giờ là dòng máu Việt Tôi bỏ quê hương Vn của tôi ra đi vì cọng sản Việt Nam quá ác độc Mẹ tôi dù ở Na Uy nhưng vẫn nhớ về cca8n nhà nhỏ ở chung cư Ấn Quang, gần Chùa Ấn Quang , quận 10. Tối ngày bà cụ cứ đòi " về nhà"
về làm gì bây giờ, nhà cửa bị việt cộng chiếm từ năm 1978 đến nay Tôi cám ơn người viết bài này. Tôi nhớ nhà tôi ở Sài Gòn lắm rồi Quê hưong ơi biết bao giờ trở lại. Việt Nam mãi mãi trong trái tim tôi
V. L.

018 - 1nxx
Thưa bác Ly Nguyet Van.
Nơi nào cho tôi 1 mái ấm gia đình thì nơi đó là Tổ quốc của tôi. Nhưng tôi không bao giờ quên nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi không bao giờ căm thù mảnh đất đã sinh ra mình nhưng tôi căm thù những kẻ nhân danh "nhân dân" như đcsvn và đcstq đã đẩy nhân dân 2 nước vào cảnh chiến tranh phi nghĩa.
Dù mang trong người dòng máu nào trong 54 dòng máu nhưng chúng ta là người VN, chúng ta mong muốn sống hòa bình và hữu nghị với tất cả nhân loại trong đó có nhân dân TQ.
Chúng ta chống tất cả những kẻ mạo danh "nhân dân" là đcsvn và đcstq để mưu cầu quyền lợi cho cá nhân của chúng và làm hại nhân dân 2 nước.

019 - Ngu chí vịnh
Mời xem
- Đại hoạ mất nước http://www.youtube.com/watch?v...
- Trận Lão Sơn trong chiến tranh Việt Trung 1984: http://ongvove.wordpress.com/2...

020 - Nguoidanchu
Trơi đất tôi ở ngay đó mà cũng ko biết.lúc còn bé thì được bố mẹ đưa đi tản cư do chiến tranh hơn 1 tháng mới dám quay lại nhà,sau đó đi học vẫn phải suốt ngày nghe đạn cối nổ,có lúc TQ nã nhiều quá nên phai chui xuống gầm bàn đẻ trú, sau nay khi 2 nước bình thường hóa lúc sang TQ mua bán tôi mới biết bọn chúng gian xảo thế nào,cột mốc thì buổi tối chúng đào lên đem chôn qua đất VN mình hơn 100m rồi dân mình ở đó lại đào lên chôn lại chỗ cũ,việc này tái diễn qua lại rất nhiều lần .Bây giờ có chỗ giữ được có chỗ đã bị chúng lấn vì chỗ đó ko có nhà dân ở.sự việc nó đã diễn ra như vậy đấy các bạn ạ , mà cái DCSVN lại câm như hến thế có tức ko chứ, còn mấy thằng biên phòng suốt ngày đi qua cột mốc đó mà cũng chẳng thèm nói gì.Đúng là 1 lũ Bốc Cứt Tàu chỉ hành hạ nhân dân là giỏi thôi.

021 - Vọng cố hương
Cám ơn tác giả HT. Mr. viết bào cũng thật công phu và hay.
VCH mang "Viễn Khúc VN" của Hàn Lệ Nhân mời cả Nhà DLB thưởng thức. Trân trọng
022 - Vọng cố hương
Xin sửa lại: Mr. viết bài nào cũng thật công phu và hay.
vch

023 - daogacma
Biết ơn tác giả nhiều lắm. Mình đọc không xót 1 chữ
Thân thương

024 - Lethanhbinh
"Nơi nào ta sinh ra và lớn lên,nơi đó chính là quê hương".Câu này đúng vào trường hợp của những người Việt gốc Hoa .Họ yêu thương mãnh đất VN đã cưu mang ông bà,cha mẹ họ.Cho đến ngày nằm xuống,họ cũng gửi nắm xương tàn vào đất mẹ VN.Họ sẵn sàng hy sinh xương máu để giữ gìn Tổ Quốc VN.Ngược lại, ĐCSVN vì quyền lợi của đảng,vì quyền lợi của một nhóm người lãnh đạo dám ngang nhiên bán đứng Tổ Quốc VN .Họ yêu nước là đây? Họ anh minh sáng suốt là đây ư ? Họ cứ đòi độc tôn lãnh đạo đến bao giờ?
Ôi ! Tổ Quốc Việt Nam có bao giờ nhục như hôm nay.

025 - bútcùn
Cám ơn anh Hùynh tâm đã cho những chi tiết sự tương nhượng đất đai vì tình hàng xóm láng giềng và nhất là tinh thần Quốc tế vô sản:mình vì mọi người.
Ông cha ta có công dựng nước và giữ nước
bác cháu ta có công bán nước và huỷ hoại đất nước.
Bài viết rấy hay và cảm động.mong đón nhận những bài về cuộc chiến biên giới 1979 ta dạy cho trung quốc bài học "phản chủ,phản thầy"

026 - TRIỆU LƯƠNG DÂN
Từ Chân Ải Nam Quan đến Đỉnh Hy Mã Lạp Sơn=Kính tặng Đồng bào & Quê hương của hai Dân tộc Tây Tạng & Việt Nam đã và ĐANG SẮP chịu chung một quốc phận tang tương .... Hy Mã Lạp Sơn rạng bình minh Thảo nguyên ban sơ trải toang mìnhTạng ngữ lời kinh cầu bất khuấtMật giáo Dân Chủ hòa quyện xinhTự Do chuông nguyện âm vang vọngVô cùng về đâu cõi Tử & SinhHán hóa tận diệt Đền Văn hóa Nguyễn Trãi lời Cha dặn Phục sinh ??? Nguyễn Hữu Viện


027 - Vitcondaudat
Một chuyện kể về cuộc chiến tranh mà có lẽ nếu không được tiếp cận internet chắc cũng chả biết chuyện gì tất. Bao xương máu đổ đi để giờ đây uất hận nghẹn lòng, một ngày nào đó chúng ta sẽ đòi lại, để con cháu mãi tự hào một hình chữ S bé nhỏ nhưng quật cường với 4 ngàn năm lịch sử, dựng nước và giữ nước.

028 - Nct
CHÂN THÀNH CÁM ƠN tác giả Huỳnh Tâm , bài kể chuyện của bạn về 1 giai đoạn lịch sử sống động và hoàn toàn mới mẻ, chúng tôi cũng là người Saigon đây, mà có biết gì đâu ? hoàn toàn không biết !
Thật quá kinh khủng ! những nhà lãnh đạo Đảng CSVN không phải là người Việtnam hay sao ? sao nỡ nào bán đất và dân cho giặc ? Tôi đọc bài này không sót 1 chữ, để tìm hiểu xem vì sao chính quyền CS này cố tính làm như thế ? vì tiền ư ? và tôi cũng hết sức cảm động trước nỗi lòng của bạn khi đứng trên ngọn núi cao, nhìn xuống quê hương mình đã mất ! còn nỗi thống khổ nào hơn cho những con người có lương tri và tình yêu Tổ quốc ?
Như bạn nói, chúng ta đã và đang chờ đợi một ngày không xa, người dân VN sẽ đứng lên làm lại đất nước này, hùng mạnh và giàu có cho toàn dân VN, chứ không phải chỉ làm giàu cho chính...

029 - Hậu duệ hai bà Trưng
Khi nữ nhà văn Dương Thu Hương còn ở Việt Nam bà đã có tác phẩm truyện ngắn: "Những ngôi sao đen" (lúc ấy tôi còn bé tý mới biết đọc thôi) câu chuyện đó mô tả sự tàn bạo của lính Trung cộng đối với những người dân hiền lành Việt Nam trong chiến tranh biên giới 1979. Nữ nhà văn đã kết luận một câu: những ngôi sao trên mũ của bọn lính Trung cộng là những ngôi sao đen. Có lẽ do những tác phẩm văn học của nhà văn Dương Thu Hương phản ánh quá chân thực bộ mặt của bọn Trung cộng nên sau này nhà văn đã phải sang Pháp định cư.
Khi chúng tôi còn bé có từng được đọc một tập thơ trong đó có in chung của các nữ nhà thơ: Ý Nhi; Phan Thị Thanh Nhàn (Bài: Hương thầm) và nhà văn Dương Thu Hương, trong đó có một bài thơ mà tôi vẫn nhớ để hàng ngày ru con ngủ: 
Con ơi con ngủ cho muồi
Gió xa đưa tiếng sông trôi tràn trề
Con thuyền thao thức ngoài đê
Cánh buồm trắng mở gọi về tương lai

030 - Tonghoibao
Mẹ chó nó! Giấu bưng giấu bít dân Việt Nam chẳng biết gì cả, khốn nạn, đất nước trả biết bao xương máu để giữ từng thước đất, tụi mày đem dâng cho chó Trung Cuốc, khốn nạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét