
Binh đoàn mồ ma
biên giới .
Hành
lang chiến lũy số 1, chia ra thành hai phần, phần giao thông hào chiều ngang
0,8m, đôi khi từ 2m đến 4m và sâu từ 2m đến 1m, chỗ nào rộng rãi thường là nơi
ban chỉ huy cấp Lữ đoàn hay Đại đội phòng thủ và đặt pháo đội. Phần mặt lối đi
hai chiều có nơi rộng 1,5m hay 1m, nếu đi xe đạp trên con đường gồ ghề này, tất
nhiên rất khó đi. Chúng tôi gặp một con suối cũng là nơi tiếp nối vào chiến
lũy, muốn đi qua suối phải vác xe đạp lên vai.
Được
biết gần đây có một ngôi làng người Việt tị nạn tên gọi Làng Nam thuộc huyện
biên giới Nam Khoa Vân Nam. Tôi vui mừng, hy vọng vào làng thăm bạn Đào xích lô
đang cư ngụ nơi rừng sâu heo hút. Chúng tôi vừa qua khỏi Suối Nam, chạm mặt một
tiểu đoàn tuần tiểu biên phòng cưởi ngựa từ xa đi đến, thế là chuẩn bị đối phó
với địch, có thể việc bất trắc đến với tôi nhiều hơn là hai anh Linh và Bá, tôi
đang ngồi sau lưng xe đạp của anh Linh nói:
-
Thưa hai anh nhất trí một ý, để Tâm trình thẻ nhận diện ID, và thuê hai anh
hướng dẫn đường gần nhất đến làng Suối Nam thăm người nhà, hiện giờ không nên
sử dụng được giấy tị nạn của anh Minh, vì chúng ta vô tình lọt vào đoạn chiến
lũy cấm dân sự vào...
Chiến lũy vòng 1 xuyên qua
Làng Suối Nam
Nói
chưa hết lời thì đội kỵ binh Trung Quốc phi nhanh đến, đội hình trước mặt chào
chúng tôi bằng quân lệnh tiếng súng lên nòng đạn, bao vây một vòng rào rộng.
Chúng tôi tư thế tự nhiên không hề sợ hãi. Viên chỉ hy kỵ binh Trung Quốc nói
tiếng quan thoại:
-
Tụi mày, bỏ balô xuống đất, và nằm úp mặt xuống đất để khám xét.
Chúng
tôi đồng làm theo lời của viên chỉ huy kỵ binh, không phản ứng cũng không một
lời đáp. Trước tiên đội kỵ binh chia ra hai nhóm, nhóm đầu lấy một chân đạp vào
lưng và kê súng liên thanh vào đầu chúng tôi, nhóm hai dùng tay rà tìm vật khả
nghi từ sau lưng đến trước ngực, đặc biệt họ đụng vào bao than hóa học Nhật-Bản
ngan hông của tôi, lập tức họ rút tay lại, họ chưa kịp phản ứng, anh Linh liền
nói:
-
Thưa quý anh, vật trong người của bạn trẻ đang dùng là để chống rét rừng, nó có
khả năng sưởi ấm toàn thân cho cả ngày, chứ không phải chất nổ v.v... hiện
trong balô của bạn trẻ còn 9 bao than như vậy.
Viên chỉ huy bảo
anh Linh:
- Đứng lên đổ hết
đồ vật trong balô ra.
- Vâng.
Anh Linh lấy balô
của tôi chúi đầu miệng xuống, tất cả đồ vật đều rơi xuống đất có cả 9 bao than
Nhật Bản. Anh liền xé ra rồi vò ba, bốn lần, nhét vào hông. Trước khi đi tôi có
hướng dẫn và giải thích cách dùng cho nên anh Linh và Bá biết cách dùng, tuy
nhiên hai anh chưa đến lúc phải dùng đến nó vì hai anh đã quen khí hậu sống
trong rừng. Tiếp theo anh Linh cũng mở miệng hai balô còn lại, đổ tốc xuống để
kiểm tra, không thấy gì khả nghi. Viên chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi đứng lên:
- Tụi mày đưa xem
thẻ tùy thân.
Tôi trình trước
thẻ nhận diện ID cho viên kỵ binh, tiếp theo anh Linh và anh Bá trình giấy tị
nạn, viên chủ huy nói tiếp:
- Thế thì chúng
mày đã quen biết trước à?
Anh Bá đáp:
- Hai anh em
chúng tôi được người bạn trẻ này thuê chở đến làng Suối Nam tìm người nhà, điều
kiện thời gian đi và về hai ngày đường, thay vì đi đường thị trấn phải mất bốn
ngày, chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường nào ngắn nhất, thế là chọn con đường này
mà đi.
Viên chỉ huy hỏi
tiếp:
- Nếu không quen
biết trước thì làm cách nào biết sử dụng bao sưởi ấm này?
- Chúng tôi cũng
mới biết đây thôi, thấy người bạn trẻ dùng và làm như thế nào thì tôi bắt
chước, nhái lại y như vậy, còn được người bạn trẻ cho biết tác dụng của bao
than này.
Viên chỉ huy ngó
tôi một hồi lâu rồi hỏi:
- Những bao than
này có độc không và mua ở đâu?
- Thưa, tôi mua ở
Côn Minh, tạp hóa nào cũng có bán, bao than này đương nhiên là không độc, trái
lại nó còn làm cho mình không mất hơi nóng, dù ngoài trời rất rét, và tiện lợi
khi đi rừng gặp khí hậu như hôm nay.
Cuối cùng viên
chỉ huy trả lại giấy tờ và thẻ nhận diện cho chúng tôi nói tiếp:
- Chúng mày đi
đường khác, không thể đi xuyên qua làng Suối Nam bằng
lối này, đã cấm hơn năm ngày trước.
Anh Linh thở dài,
xem như đã bí lối đi hỏi:
- Thế là chúng
tôi chả làm ăn được gì cả, trong chuyến chuyển hàng này, nếu quay đầu trở lại
đi đường thị trấn thì thà về nhà sướng hơn!
Viên chỉ huy hỏi
đồng đội:
- Quý đồng chí có
biết con đường nào khác để vào làng Suối Nam
không?
Một đồng đội đáp:
- Con đường làng
Cũ đi được nhưng rất nguy hiểm, khi qua khỏi làng Cũ có bảng chỉ dẫn lối đi
Suối Nam , và
lên hướng Tây chiến lũy.
Chúng tôi mừng
thầm, tuy không thăm được Đào xích lô, cũng ít nhất có lối đi đến mục đích
hướng Tây.
Chúng tôi và bọn
Trung Quốc mã tà biên phòng chia tay, trong tôi phát hiện nửa buồn nửa vui, buồn
không gặp được Đào xích lô, người bạn mà cả đời sống cho bạn, và trong sự buồn
có cái vui khám phá giá trị của thẻ nhân diện ID. Từ đây không run sợ mỗi khi
gặp an ninh Trung Quốc kiểm tra giấy tờ, nhất là tự do đi vào biên giới. Tôi
càng tin tưởng hơn sẽ làm được thẻ nhận diện ID cho tất cả bạn bè đang trong
những lao tù "lồng chim" biên giới. Vui chưa hết thì phiền muộn khác
nổi lên trong lòng, bởi biên giới nơi này là niềm kiêu dũng của tổ tiên Bách
Việt tạo thành, nay trở thành miền đất của kẻ lạ Bắc Kinh. Mãnh đất của Tổ quốc
do đảng CSVN quyết định phụ bạc từ ngày 17/02/1979 . Kẻ đương quyền bóp miền đất yết hầu ngạt thở, chết
một cách tức tưởi, cách đây 8 năm trước (1979-1987).
Nghĩ rằng Việt
Nam còn chế độ CS không khác nào một con bệnh khổng lồ, đất nước luôn đau ốm,
dần dà mai sau cả dân tộc Việt Nam đi về cõi chết vì không ai tìm ra phương
thuốc tự do dân chủ đa nguyên để trị liệu.
Trong tâm trí của
tôi vừa đi qua động tình xót xa quê hương, cũng như trước mặt tôi muôn ngàn
thực tại, nào là chạm trán cản trở, như kỵ binh biên phòng Trung Quốc, xác đạn
súng liên thanh made in China đếm không thể nào hết trên lộ trình đã đi qua,
hằng vạn ống đồng đạn đại pháo tiêu hủy làng mạc của đồng bào cao nguyên Bắc
phần Việt Nam, có ngôi làng xưa trên 1.000 năm bỗng chốc biến mất trong khói
lửa, hằng vạn người thân thể biến dạng trần trụi, trên những khuôn mặt chỉ còn
xương và gân hình thù quái dị, nhẹ nhất tàn tật không tay và không chân, đôi
mắt mù, người đồng sinh với tôi lặng lẽ sống như thế đã trôi qua 8 năm
(1979-1987).
Ngôi làng Thập Lý
của người thiểu số Dao với tuổi thọ trên 1.000 năm, tại ải địa đầu Tổ quốc,
bỗng chốc biến mất trong khói lửa, chỉ còn lại một đồi núi trọc nghi ngút khói,
đã 8 năm trôi qua, ngày nào cũng có người đến đây để tìm một thứ tinh thần đã
mất.
Chúng tôi ra khỏi
khu rừng ảm đạm, xe đạp tiếp tục đổ xuống đèo, hai chân kềm hãm phanh thắng,
liên tục vượt qua hai đồi núi, đến gốc bẹt gặp một phong cảnh đẹp như họa phẩm
tranh lụa của họa sĩ La Minh, càng đến gần thung lũng nhìn xuống thấy một cảnh
hoang tàn của chiến tranh để lại, làng mạc tiêu điều, cỏ mọc phủ lên sự sống
của con người.
Ở
đây chỉ còn lại những dấu người xưa đã chết, cảnh chiến tranh đem đến cho người
dân miền núi cao nguyên Bắc phần những thảm khốc vô lường. Tôi tự hỏi đã có bao
nhiêu nhân mạng hiền hòa bỏ xác ở gốc rừng này, và hôm nay dân làng mộc mạc
sống ở đâu? Suy nghĩ nhiều cảm thấy lành lạnh vì trước mặt toàn là đổ nát. Bỗng
anh Bá la lớn tiếng:
-
Tâm đứng lại không được bước vì chân đã đạp lên bẫy mìn.
Tôi
suy nghĩ, bỏ mạng nơi đây rồi! Tôi hỏi:
-
Nhờ đâu anh biết lựu đạn dưới chân tôi?
-
Cái chốt lựu đạn phát ra một tiếng cắt, ở dưới chân trước của Tâm, bây giờ cứ
đứng yên một chỗ để tôi và Linh xử lý nó.
Từ
lúc này, toàn thân nóng bừng lên, như lửa đang cháy từ trong ra ngoài, mồ hôi
liên tục túa ra như đi dưới mưa, cảm giác hai chân mỏi vì đứng thế tấn trụ hơn
15 phút, tôi trở thành một người nộm giữa rừng, chung quanh chỉ một màu ảm đạm,
còn anh Linh anh Bá biến mất, thấy hai chiếc xe đạp nằm dưới đất, giờ phút lâm
nguy tôi tự trách mình, khi cây gãy cành chim bay hết.
Chân
tôi đạp phải lựu đạn mà không biết cũng vì bẩm sinh lảng tai. Thực ra tôi có
thể tự mình cứu mình, nhưng chung quanh không có một thứ gì đối xứng với nửa
trọng lượng thân thể trên lựu đạn.
Một
chặp, tôi mới thấy bóng hai anh Linh và Bá từ xa đi về hướng tôi, anh Linh trên
vai một tảng đá xanh và anh Bá hai cây tầm vông dài chừng 4m và buộc một dây
rừng dài, tôi tự thầm sám hối, xin lỗi đã hiểu nhầm người tốt. Lúc này mới
quyết chắc tôi được tiếp tục sống trên cõi đời này, anh Bá nói:
-
Tâm, chịu khó chỉ dỡ 5 ngón chân lên, còn góc chân vẫn giữ như cũ.
Tôi
thấy anh Bá đút một cây tầm vông vào phần dưới 5 ngón chân và nói:
-
Tâm hạ 5 ngón chân xuống đạp trên cây tầm vông theo thế như cũ, rồi nhón gót
chân lên.
Anh
Bá tiếp tục đút cây tầm vông thứ hai qua gót chân, tiếp theo hai tay anh Linh
bưng tảng đá xanh án chừng 45kg để lên hai cây tầm vông, xát chân của tôi, anh
Linh thở mạnh, trên trán lấm tấm mồ hôi, miệng cười tỏ vẻ thành công nói:
-
Bây giờ Tâm nhắc chân lên từ từ, và rời khỏi nơi đứng, ra xa tìm một gốc cây cổ
thụ để tránh đạn.
Tôi
vâng lời làm theo hướng dẫn, đứng nép mình sau cây cổ thụ lớn, anh Linh nép
mình vào cây cổ thụ trước tôi, còn anh Bá đến cây cổ thụ bên trái, trên tay cầm
theo sợi dây đã buộc vào hai cây tầm vông làm đoàn bẫy mìn, anh vừa giật mạnh
sợi dây tức thì tảng đá lăng xuống, một tiếng nổ vang ầm khủng khiếp, đất đá
bay tứ phía khua động rào rào, cả một vùng mịt mù, trái phá làm chúng tôi kinh
ngạc, trước mặt một hố sâu 2m bề rộng 5,5m, đủ chôn vùi 10 thi thể.
Anh
Linh thúc giục:
-
Chúng ta đi gấp, ở đây sẽ mang họa vào thân.
Chúng
tôi hối hả thi nhau đạp xe lên dốc cao, bằng máu nóng không hề biết mệt nhọc,
và cho xe đẹp vô tư xổ xuống dốc, tôi nói:
-
Tâm xin đa tạ hai anh, nhờ hai anh lượm lại mạng sống cho em.
Anh
Bá cười hỏi:
-
Tại sao Tâm đạp lên mìn mà không biết?
-
Thưa quý anh, em bị bẩm sinh lảng tai, dù đạn pháo có nỏ gần đây, vẫn tưởng nổ
đằng xa, cho nên bạn thân thường gọi tên, Tâm điếc đặc hay "điếc thi đạn
súng".
Tất
cả cùng nhau cười, anh Bá nói tiếp:
-
Thảo nào Tâm nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi vui có ra vào "lai rai ba
ly" càng lớn tiếng hơn.
-
Anh Bá hiểu như vậy là cảm thông được cái yếu điểm của Tâm.
Chúng
tôi qua khỏi chiến lũy đèo Nam Khoa đến biên giới huyện Giả Mễ, mới cảm nhận
được mọi sự trở về trong bình an, tinh thần hơi phơi phới. Đúng lúc gặp người
đi cầu siêu vong linh cho thân nhân ở nghĩa trang Cô hồn, họ cho biết cuộc
chiến tranh diễn ra tại nơi này:
-
Ngày 24/02/1979 tại đầu đồi núi huyện Giả Mễ, có một trận chiến biển người liên
tục 5 ngày. Quân đội nhân dân Trung Quốc rất can trường tiến lên lớp nào tử
trận banh thây lớp đó, đến nỗi không còn nhận diện được số quân tử vong, thịt
xương văng tứ phương mười hướng không biết tìm đâu là thân xác của mỗi người,
họ sinh ra trót lỡ lầm thân hình người nộm cho tướng quân Trương Vạn Niên
(Zhang Wannian) vốn đệ tử pháp thuật của Khổng Minh thời Tam Quốc làm trò chơi
chiến tranh. Cuối cùng Trung Quốc cũng giành giật được những ngọn đồi núi cao,
một chiến thắng trả giá quá đắt đỏ. Quân y Trung Quốc "hốt cái" tử
thi hơn hai tháng chưa rửa sạch chiến trường. Thịt, xương, máu còn đậu trên
cành cây, mỏm đá. Đã 8 năm trôi qua nơi này biến thành nghĩa trang lính cô hồn
Trung Quốc, mỗi ngày thân nhân cô hồn thường đến đây cúng vong, cầu siêu.
Ai bỏ mộ tịch liêu bên kia biên giới
Dù
sao chúng tôi cũng đi qua đây, xin cúi đầu kỉnh lễ, cầu nguyện người sinh ra
làm lính Trung Quốc bỏ xác trên chiến trường lãnh thổ Việt Nam. Tôi đưa tay lên
làm phép Thánh, niệm chú giải oan cho họ và cầu nguyện linh hồn họ về cõi hồng
ân.
Chúng
tôi tiếp tục xuống khỏi đồi, gặp một vọng canh tiền đồn Bình Hà, bao quanh bởi
núi cao, tạo thành một chiến lũy thứ hai, hướng triền núi trước mặt, đối diện
tỉnh Lai Châu Việt Nam, quân đội Trung Quốc chiếm được điểm núi cao làm lợi thế
chiến lược, kiểm soát các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nơi đây là trọng điểm phòng
ngự giá trị nhất tại hành lang biên giới, trước đây quân đội Trung Quốc mở cuộc
xâm nhập tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam do tiền đồn Bình Hà hướng dẫn, chính
điểm này làm mồi thuốc súng cho chiến trường bùng nổ dữ dội vào ngày
23/02/1979. Đến nay (1987) đảng CSVN vẫn chưa nói một lời nào về địa danh núi
Cũ đã bị mất vào tay Trung Quốc.
Nhân
tiện tôi hỏi hai anh Linh và Bá về khu núi Cũ:
-
Thưa quý anh, có biết chiến trận khu núi Cũ không?
-
Trận chiến này Trung Quốc tuy chiến thắng nhưng tổn thất rất nặng, họ đã chuẩn
bị cho cuộc chiến này trước hai năm, nhất là địa hình, địa thế, chiến lược trên
một bản đồ tiến công chi tiết, gọi là bản đồ khu núi Cũ.
Ngày
23/02/1979 quân Trung Quốc ước hẹn điểm tập kết sẽ tung một phần hỏa lực, thăm
dò chiến thuật của CS Việt Nam.
Chiến thuật Trung Quốc, cài
quân Việt Nam vào trận núi cũ. Nguồn: Quân khu Côn Minh.
Trong
trận chiến núi Cũ, Quân đoàn 14 Trung Quốc đưa Sư đoàn Lục quân 163 Trinh thám
và Sư đoàn bộ binh 488 Thám sát, bao vây quần thể núi Cũ trên 21 đồi núi chiến
lược. Quân đội của đảng CSVN chỉ còn kiểm soát 3 núi nhỏ (3/21) trong tư thế
mong manh, chờ tiêu diệt. Quân đoàn 14 Trung Quốc tăng cường Sư đoàn 152 pháo
binh mở đường tiến quân mới, pháo đội 105 ly, 155 ly, 175 ly, súng cối loại 4.2
inch, liên tục rót đạn pháo phủ xuống đầu của quân CSVN, mỗi trái pháo chụp
xuống làm hao mòn sức chiến đấu và ý chí. Tại mặt trận này từ ngày thất thủ cho
đến nay chưa có một hồi ký nào của người bộ đội (cờ đỏ sao vàng), không chừng
trong trận chiến này đã chết hết!
Cùng
thời điểm ấy, Quân đoàn 14 đã hoàn toàn kiểm soát núi Cũ và tăng cường chiếm
lĩnh những trọng yếu tiến về phía trước chạm đầu tỉnh Hà Giang, tiếp theo Quân
đoàn 11, 13, ồ ạt tiến vào Lai Châu, Lào Cai. Họ tung hoành thổi đạn pháo vào
những cơ sở sản xuất, nhà máy mà trước đây trên danh nghĩa đảng CS Trung Quốc
anh em viện trợ cho CSVN, nay người anh em CS Trung Quốc tự do hủy hoại toàn
diện những thứ viện trợ trước đây, nhất là những thứ họ không đem đi được, đồng
loạt cho biến thành những núi tro tàn, như cơ sở hành chính, cơ sở quân đội,
trường học, bệnh viện, cầu kiều v.v... Ba (3) tỉnh thành phố phía Tây Bắc Việt
Nam trở thành bình địa trong 10 ngày.
Tuy
nhiên cũng có một số dân quân địa phương vì tự ái dân tộc không vì đảng CSVN,
bởi thế không đứng bó tay, tự biến thành hành động, tổ chức thành những chốt
phản công, đối địch mãnh liệt, quyết tử với cây súng để tìm sự sống cho Tổ
quốc, lấy tinh thần dân tộc đổi chiến thắng.
Quân
đoàn 11, 13, 14 của Trung Quốc có nhiều chốt phòng ngự bị thất thủ, bộ binh tử
thương rất nhiều, pháo đội 175 ly của Sư đoàn 152 của Trung Quốc biết thành
đống sắt. Quân đoàn 11, 13, 14 trao quân lệnh cho Sư đoàn 448 quốc phòng điều
tra, trinh thám, thăm dò các cuộc tấn công do tướng nào trong quân đội của CSVN
chỉ huy. Cuối cùng quân đội Trung Quốc điểm danh quân số tổn thất nặng trên
7.525 tử thương và 3.543 bị thương.
Anh
Linh, thở dài nói tiếp:
-
Chiến tranh này chưa biết bao giờ kết thúc, chúng ta không biết nhiều vì chiến
trường trong chiến lũy thứ ba (3). Chúng ta chỉ nghe radio và luận tình hình,
nghe Tâm nói cũng phấn khởi ít nhất dân quân địa phương cũng là nòng cốt của
quốc gia.
Tôi
quan tâm về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, luôn luôn muốn biết một số điều.
Tôi nói:
-
Thưa hai anh, em có nghe một người quen luận về quân đội VN như thế này:
"Bộ quốc phòng Việt Nam ra lệnh mở cuộc tấn công vào quân Trung Quốc bằng
"hòa nhiệt độ", triển khai các căn cứ không quân tên lửa phòng thủ,
tương tự như trong SA-3 Hongji Goa, còn gọi là "không khí vị trí phòng thủ
tên lửa", hiện có bảy địa điểm mật tại miền Bắc Việt Nam, nhưng bị điệp
báo Trung Quốc phát hiện. Sau đó T-34 Trung Quốc phá hủy một phần cơ sở tên lửa
của quân đội Việt Nam.
Trước
khi lên kế hoạch chiến tranh, Bộ chính trị đảng CS Việt Nam đã chỉ định đơn vị
tham chiến, những quyết lệnh trong tay Bộ Quốc phòng với bí số 0,346 sau đó
chia thành 4 bí số thi nhau hành động, như bí số 0,316, bí số 0,338, bí số
0,337, bí số 0,345 và 16 Sư đoàn thuộc 5 Quân đoàn phụ trách tham chiến, đồng
lúc tăng cường 4 trung đoàn pháo binh. Nhưng một nghi vấn lớn có kẻ phản quốc
dâng kế sách chiến lược Quốc phòng Việt Nam cho Trung Quốc, bởi thế Trung Quốc
đi trước một bước, sớm hơn dự định ngày 17/02/1979. Thay vì đến tháng 04/1979
Trung Quốc mới khởi động chiến tranh, cụm từ "phản công tự vệ" có từ
đó và Đặng Tiểu Bình đích thân lãnh đạo chiến tranh đối đầu với Việt Nam.
Anh
Linh và anh Bá ngó tôi một cách ngạc nhiên hỏi:
-
Chuyện bí mật như thế này mà Tâm còn biết được, đương nhiên đảng CSVN đã biết
kẻ phản quốc là ai rồi. Chúng ta nên nhớ kẻ phản quốc đảng CSVN tha thứ, còn
phản đảng thì họ không thể chấp nhận, liền khai trừ lập tức.
Anh
Linh cười, nói tiếp:
-
Hì... hì... tin này Tâm lấy từ đâu và có xác thực không?
-
Thưa hai anh, tin này biết được từ quân khu Thành đô Tứ Xuyên, Tâm còn biết vài
tên tướng lãnh Trung Quốc tham chiến và tướng lãnh nào tử trận, tuy nhiên Tâm
không biết hết địa danh từng cuộc chiến tranh, hy vọng sau này ánh sáng sẽ soi
rọi và tự nó bày ra mọi sự kiện chiến tranh ngày 17/02/1979 tại biên giới Việt
Nam - Trung Quốc.
-
Thì ra thời điểm này mới biết đảng CSVN chia thành hai phe, A bảo vệ đảng, B
bán Tổ quốc, xem ra hai phe cùng là sâu bọ, đục khoét, hại dân, bán nước Việt
Nam cho Trung Quốc! Tâm cho biết những sự kiện này rất lý thú, đáng quan tâm có
dịp chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn.
Lại
một lần nữa xe đạp đổ xuống đèo, dọc theo chiến lũy, quanh queo 7 vòng mới đến
chân đèo Lục Xuân, có độ cao 970m. Không ngờ nơi đồi núi cao điểm B, hiu quạnh
lại có những tiếng khóc thảm thiết. Thì ra họ đến đây mỗi năm một lần vào ngày
17 tháng 02. Đúng ngày chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc (17/02/1979).
Họ
đã lên hương, đèn, lễ vật tha thiết cầu khẩn cho vong nhân sớm được bình an nơi
chín suối. Chúng tôi dừng xe lại, đứng nghiêm trang cúi đầu chào vong linh. Năm
người Hoa thấy chúng tôi có cử chỉ chia sẻ tâm tang gia cảnh, họ theo phong tục
tang chủ cúi đầu trả lễ. Một người phụ nữ hỏi:
-
Quý anh cũng đi hành lễ cho thân nhân phải không?
Anh
Linh đáp:
-
Chúng tôi đi qua đây, gặp cảnh ngộ của quý vị đứng lại chia sẻ và nghiêng mình
kính cẩn vong linh.
Tôi
thấy họ rất thành khẩn cầu đảo cho vong nhân, nhưng trên khuôn mặt có nét âu
lo, và hỏi:
-
Quý vị cầu nguyện cho vong linh đã bao lâu rồi?
-
Thưa, chúng tôi hành lễ từ sáng đến giờ này, mà vẫn không an tâm, năm nào cũng
vậy!
CSTQ dụng biển người, đưa chiến binh làm đuốc cháy xác, phi hồn! sau cuộc chiến thường dân tìm thân nhân trong bóng đen.
Tôi
hỏi tiếp:
-
Chúng tôi muốn tham gia vào buổi cầu vong này được không?
Người
phụ nữ đáp:
-
Đa tạ quý ngài, chúng tôi và thân nhân rất may mắn, mời quý ngài làm chủ lễ cầu
vong.
Anh
Linh và anh Bá ngó tôi, như có ý thúc giục hành lễ, tôi đứng vào vị trí chủ lễ
thay vì ấn Tý, nhưng đôi tay tôi bắt ấn Càn-khôn hành lễ vong linh, cúi đầu 4
vái, đọc câu chú Chí Tôn cầu nguyện Người chứng giám, tiếp theo Cầu siêu, Cứu
khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh, lễ thành
tôi cúi đầu tống biệt vong linh về cõi Hồng ân.
Sau
buổi làm lễ cầu đảo, 1 nữ, 4 nam nhận được tín hiệu của vong nhân, họ rất vui
mừng không còn những nét lo âu như lúc trước. Người nữ cho biết:
-
Chúng tôi là năm chị em thúc-bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày trong trận
chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh cứ mỗi năm đồng hẹn
đúng ngày này đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù đường đi xa, gặp lắm gian
nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào, nhưng đặc biệt hôm nay là ngày mà
chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu của thân nhân cho biết: "Đã được xá giải
vong linh". Từ đây về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây
nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.
Tôi
trả lời:
-
Chúng ta vô tình gặp nhau, làm việc tốt cho nhau không nên đáp lễ và tiếp nhận
ơn nghĩa, quý vị an tâm trở về. À tôi cũng ở Côn Minh.
Người
phụ nữ vui mừng mời:
-
Thưa quý ngài khi nào về Thành đô, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé, chúng tôi
tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài tiếp nhận thiệp
mời này.
Một nam nhân nói
theo:
- Anh em chúng
tôi cũng vậy, khi nào quý ngài có dịp đến Nam Ninh, xin mời ghé tư gia của
chúng tôi, anh em chúng tôi trân trọng gửi quý ngài thiệp mời này.
Anh Linh thay mặt
giới thiệu tên tuổi của anh Bá và tôi, tôi cũng hứa khi về đến Côn Minh sẽ đi
thăm họ, mọi người chúc nhau thượng lộ bình an, và chia tay, hẹn ngày tái ngộ.
Cuộc chiến biên
giới Việt Nam-Trung Quốc, hơn 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc
chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979 để lại một bãi chiến trường hủy diệt quá
thảm khốc. Trung Quốc dã man sử dụng đạn pháo v.v... xây thịt xương quân đội
Trung Quốc, và Việt Nam thiệt mạng trên 150 ngàn người, thường dân tử nạn trên
120 ngàn người, chưa kể vô danh, chiến tranh tạo ra nhiều nghĩa trang chính
thức, và nghĩa trang không tên tuổi tọa lạc biên giới những trên đồi núi cao.
Riêng tại làng
Lục Xuân có trên 20 ngàn thường dân vô tội tử nạn, nay thuộc lãnh thổ Trung
Quốc cửa ngõ vào "lồng chim" làng người Việt tị nạn.
Các anh vẫn ở trên mảnh đất quê hương .
Chúng
tôi đi chưa được bao xa, lại gặp ngôi mộ tập thể hiu quạnh của quân đội nhân
dân Việt Nam có tên số 532, tọa lạc trên hành lang chiến lũy vòng 1, đã 8 năm
trôi qua ngôi mộ vô thừa nhận im lìm không hương khói. Khi họ còn là chiến sĩ,
Trung ương đảng CSVN tung hô "Quý đồng chí sống vì đảng ta, vinh quang anh
hùng" nay người chiến sĩ nằm xuống, những kẻ tung hô to tiếng bỏ mặc đồng
chí mình, mồ hoang đất lạnh, một tiếng vinh danh cũng không còn ai đoái hoài!
Ngày liệt sĩ trận chiến 17/02/1979 đảng CSVN không muốn nhớ vì chiến sĩ năm xưa
đối đầu với Trung Quốc. Ngôi mộ 532 quân nhân tử trận, âm thầm nằm dưới lòng
đất quê mình, nhưng nào biết hiện nay là xứ lạ.
Chuyện
người CSVN bội bạc đồng chí của họ, chẳng phải chuyện của riêng tôi thế mà
chạnh lòng, vì mộ 532 người đồng sinh, đồng tộc Việt Nam, do đó tôi để lòng làm
lễ cầu vong cho họ hỏi:
-
Thưa anh Linh, anh Bá chúng ta hạ lều nghỉ đêm nơi này nhé?
-
Tại sao lại nghỉ đêm ở đây, chúng ta đã ước hẹn trước, hạ lều gần làng tị nạn
kia mà, chỉ còn 2 giờ nữa là đến nơi.
Buộc
lòng phải nói ý định của tôi:
-
Cách đây vài giờ, chúng ta đã đi qua hai chiến trường, toàn quân Trung Quốc tử
trận, những kẻ còn xác thì được tôn vinh tại nghĩa trang, có kẻ phanh thây
không còn thi thể, trở thành hồn siêu lạc phách. Quý anh đã thấy rồi đó, thân
nhân của hồn siêu lạc phách, khổ biết chừng nào, họ khóc và kiên nhẫn cầu đảo
cả ngày xin gặp vong linh, khi chúng ta đi ngang qua chỉ một cái cúi đầu thôi,
thế mà đem đến cho họ một cảm giác thân thiện. Chính chúng ta đã có cử chỉ
không phân biệt người đã chết trong chiến tranh này dù Hoa hay Việt.
Còn
532 người nằm dưới mồ này là ai đi nữa, mình cũng nên cầu siêu, làm phép Thánh
cho họ, tất cả họ đều đồng tộc với mình làm ngơ sao đành. Người sống dù có thù
cho mấy, khi gặp nhau ở xứ người cũng thành thân kia mà!
Em
thân thiện với quý anh thế nào thì người khuất mặt cũng dành cho họ một ít thân
thiện ấy, em muốn tối nay cầu siêu và làm phép Thánh cho họ một cách long
trọng.
Anh
Linh và anh Bá nghe tôi tỏ bày thành ý, cũng chấp nhận nói:
-
Ví dụ: Nếu có 100 ngôi mộ, dọc trên hành trình như thế này thì Tâm giải quyết
đến bao giờ cho hết?
-
Hai anh cứ chiều theo ý của Tâm một lần này, rồi sau đó mới thấy vi diệu trong
đêm nay, Tâm không phải loại người dị đoan, tin nhảm hay quá tín ngưỡng để trở
thành ngu muội, Tâm quan niệm sống sáng, chết sạch.
Chúng
tôi làm lều nghỉ đêm bên trái của ngôi mộ tập thể, sau buổi cơm tối, tôi đi hái
vài lá rừng làm ba chén lương khô lạt và một chung nước lạnh thay cho trà-rượu
để trước đầu phần mộ, đến giờ Tý tôi hành lễ, niệm chú Đấng Từ Phụ (Thượng Đế),
tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu
làm phép Thánh, lễ đã thành, tôi cúi đầu chúc tất cả siêu thoát về đất Lành.
Sáng
hôm sau trước khi chúng tôi lên đường, anh Linh nói:
-
Giờ Tý đêm qua, quả nhiên linh diệu, Tâm làm một việc rất tình người, anh em
chúng tôi động lòng lắm. Chúng tôi có vài suy nghĩ khác, đêm hôm qua cũng để
nhắc nhở đảng CSVN đã hết số rồi. Đồng chí của chúng nó chết như thế mà đành bỏ
mặc làm ngơ, coi như không có gì cả!
Và
đáng trách khác. Thử hỏi con chó sinh ra ba ngày đã mở mắt, thế mà phần đông
người Việt Nam từ ngày có đảng CS đến nay đã 57 năm (3/2/1930-3/2/1987) vẫn
chưa chịu mở mắt để thấy đảng CSVN hình nhân dạ thú.
ÿ Huỳnh Tâm
16 Ý Kiến :
1 ─ Trực ngôn
Câu
nói "Vắt chanh bỏ vỏ" là để ám chỉ loài CS. Vậy mà đến nay vẫn còn
nhiều kẻ mê muội theo đuôi CS. Xin chúc sức khỏe đến bạn Huỳnh Tâm. Bạn đang
làm việc thiện nguyện đấy. Mong bạn kiên nhẫn tiếp tục sứ mạng của mình để làm
ngọn đuốc soi đường cho những thế hệ mai sau.
2 ─ TRIỆU LƯƠNG DÂN
Nhân đọc lại Mặt Trận Miền Tây Vẫn Còn Yên Tĩnh và
…. Ma Chiến Hữu
Kính tặng hàng vạn Vong linh Quân Dân 6 tỉnh Biên
giới Bắc nằm xuống đổ máu xương giữ từng gốc cây ngọn cỏ để bảo vệ TỔ QUỐC VIỆT
NAM trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979...
Anh
ngã xuống đầu về phía trước còn mơ mộng
Vừa
vẽ xong Chim Câu ...chiến trận chiều hôm tím hồng
Anh
ngã xuống ngay cạnh chiến hào bên chiến hữu
Nằm
đo dài trên đất như người đang ngủ giấc mênh mông
Hình
như không đau đớn kéo dài lâu thì phải
Nét
mặt anh bình thản thanh bình như thể bằng lòng
Trong
một ngày khắp cả Mặt Trận Miền Tây Vẫn Còn Yên Tĩnh mênh mông (1)
Anh
nằm xuống Lý tưởng hôm nay thành ngày mai Không tưởng
Nhân
bản Nhân văn hòa quyện máu lệ trong một Khối Tình Người mênh mông mênh mông
Chúng
tôi nông dân bình dị có thể làm Sư trưởng
Ra
trận tiền dũng cảm cao thượng phi thường
«
Vì an ninh tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân, thề quét sạch bọn xâm lược ! » (2)
Hy
sinh trận đầu vì đạn pháo Việt Nam bắn sang biên cương
Văn
nô Mạc Ngôn hùa theo Trung Quốc vừa la làng vừa ăn cướp (3)
Bút
lông lập lờ đánh lận con đen (4) chạy theo kẻ gây tai ương
Đầu
Thế kỷ 20 Thế chiến thứ nhất
Nhà
Văn Đức viết đau lòng nỗi đau đồng loại thật vĩ đại
Cuối
Thế kỷ 20 Nhà Văn Tàu ngợi ca khéo léo
Cuộc
chiến phi nghĩa Biên giới Việt – Trung có một không hai !
TRIỆU LƯƠNG DÂN
(1) Er fiel im
Oktober 1918, an einem Tage, der so ruhig und still war an der ganzen Front,
dass der Heeresbericht sich nur auf den Satz beschränkte, im Westen sei nichts
Neues zu melden.
Erich Maria Remarque - Im Westen nichts Neues
Erich Maria Remarque - Im Westen nichts Neues
Anh ta ngã xuống,
đầu về phía trước, nằm dài trên đất, như người đang ngủ.
Khi lật anh ta
lên, người ta thấy hình như anh ta không đau đớn lâu thì phải.
Nét mặt anh ta
bình thản và như biểu lộ một vẻ bằng lòng về cái kết cục như vậy.
Erich Maria Remarque - Mặt Trận Miền Tây Vẫn Còn Yên Tĩnh
Erich Maria Remarque - Mặt Trận Miền Tây Vẫn Còn Yên Tĩnh
"He fell in
October 1918, on a day that was so quiet and still on the whole front, that the
army report confined itself to the single sentence: All quiet on the Western
Front. He had fallen forward and lay on the earth as though sleeping. Turning
him over one saw that he could not have suffered long; his face had an
expression of calm, as though almost glad the end had come."
- Erich Maria Remarque, All Quiet On The Western Front
- Erich Maria Remarque, All Quiet On The Western Front
(2) « Các anh em!
Vì an ninh tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân, thề quét sạch bọn xâm lược! « (
Mạc Ngôn - Ma chiến hữu, chương 12).
(3) « Trong cái
chớp mắt khi Tiền Anh Hào bị đạn pháo bắn trúng, máu thịt bay lên trời, một cảm
giác cực kỳ đáng sợ thoáng hiện trong đầu óc tôi: Máu thịt và quần áo của Tiền
Anh Hào văng tứ tung trong núi rừng hoang vắng ở phương nam xa xôi chính là
lông vũ và máu thịt của con nhạn tại bờ sông ở quê nhà.
Đương nhiên cảm
giác này chỉ thoáng qua rất nhanh, ngay lập tức biến mất. Cậu ta chết, tôi như
bị muôn ngàn mũi tên xuyên thấu vào tim mình. Cái chết của thằng bạn chí cốt đã
khiến tôi phẫn nộ, tôi căm thù cái kẻ đã bắn chết bạn tôi ». ( Mạc Ngôn - Ma
chiến hữu, chương 14).
(4) “Các đồng
chí! Hôm nay toàn sư đoàn ta tập hợp là để quán triệt những chỉ thị của cấp
trên. Trong thời gian gần đây chung quanh vấn đề mở cửa biên giới, nhân dân hai
nước nối lại tình hữu nghị truyền thống, có một số người cảm thấy trong lòng có
chút uất ức, có người còn bình luận không mấy tốt về vấn đề này, nào là “máu
của chúng ta đổ một cách vô ích”
( Mạc Ngôn - Ma chiến hữu, chương 16).
( Mạc Ngôn - Ma chiến hữu, chương 16).
“
Ngày ấy, chúng ta và họ dùng súng đạn để nói chuyện với nhau, qua đó mà mới có được hòa bình hôm nay. Nhân dân không có oán thù gì với nhau, chiến tranh và hòa bình đều là biểu hiện của tình hình chính trị. Chúng ta hy sinh là vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vẫn cứ vinh quang. Bất kỳ một sự hoài nghi nào về sự vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng! “ ( Mạc Ngôn - Ma chiến hữu, chương 16).
Ngày ấy, chúng ta và họ dùng súng đạn để nói chuyện với nhau, qua đó mà mới có được hòa bình hôm nay. Nhân dân không có oán thù gì với nhau, chiến tranh và hòa bình đều là biểu hiện của tình hình chính trị. Chúng ta hy sinh là vinh quang, quá khứ của chúng ta là vinh quang, lúc này cũng vinh quang, tương lai cũng vẫn cứ vinh quang. Bất kỳ một sự hoài nghi nào về sự vinh quang của chúng ta đều là sai lầm, những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng! “ ( Mạc Ngôn - Ma chiến hữu, chương 16).
3 ─ Khách
Tổ quốc ghi công
đâu ? Chơi Việt Cộng là vậy thắng thì tụi nó bỏ túi, thua thì tụi nó quên phẳng
. Huống hồ chi là đụng tới anh hai trung cộng bọn cướp nước mà . Các anh đừng
lo nếu các anh hy sinh vì nhân dân và đất nước Việt Nam các
anh sẽ được ghi ơn đời đời . Còn các anh hy sinh vì bọn bán nước đcsvn bắt đầu
tư cu hcm thì số phận sẽ bị chôn vùi, quên lạng .
4 ─ Khi nào bình minh
Xin cuối chào cảm
ơn tác giả!
5 ─ Que Ngoai
Cám ơn tác giả
nhờ anh mà tôi được đọc những sử liệu vô cùng quý giá này . Mong có ngày không
còn CS để còn co' dịp gặp những con người như anh ngoài đời thật . Lúc đó anh
sẽ đi diê~n thuyêt tự do khắp đất nước kể chuyện về những điều mình đã trãi
nghiệm . Mong ngày đó lắm , lần nữa trân trọng cám ơn anh .
6 ─ Toiboiai
Ai còn trong
đảng thì lấy đó làm gương. Tụi CS sẽ quay ngoắt lại khi họ hết giá
trị lợi dụng
7 ─ Người Yêu Nước
Thành thật cám ơn
tác giả HT với những bài lưu niệm lịch sử đầy khó khăn và vất vả. Những căn cứ
địa điểm anh nêu, tôi có tò mò lên google earth và cũng có thể nhìn thấy được
những dọc nhà nằm trên cái sườn đồi. Không biết có đúng không ? Một lần nữa cám
ơn anh rất nhiều.
GIỮ GÌN TỔ QUỐC -
ĐÒI LẠI TỰ DO
8 ─ Hh030203
Thương thay cho
dân tộc Việt ! Gần một thế kỷ bị lừa bịp, vẫn chưa mở mắt ! Nguyễn Lan
9 ─ Hàn sĩ
Xin cám ơn tác
giả về loạt bài nói về sự xâm lấn lãnh thổ VN của bọn bành trướng Bắc Kinh. Tuy
không gây chấn động như loạt bài của Đặng Chí Hùng nhưng các bài viết của bạn
đã làm cho nhiều người VN phải xót xa, phẫn nộ trước âm mưu thôn tính VN của
TQ. Đúng như Đức Trần Hưng Đạo đã nói trong "Hịch Tướng Sĩ" :
"Giặc Nguyên là kẻ thù truyền kiếp của ta". Chắc chắn loạt bài của
bạn sẽ góp phần vào công cuộc chiến đấu lật đổ chế độ độc tài CS bán nước và âm
mưu xâm lược của TQ. Chúc bạn nhiều sức khỏe để tiếp tục sứ mạng của mình.
10 ─
Nguoiquansat
ngày xưa chỉ một
vài người viết sử mà con ghi chép đầy đủ huống hồ ngày nay
Một ngày không xa chế độ cs tàn lụi, nhân dân VN chúng ta sẽ có dịp đọc lại tất cả tội ác lớn nhò do cs gây ra cho dân tộc VN
Một ngày không xa chế độ cs tàn lụi, nhân dân VN chúng ta sẽ có dịp đọc lại tất cả tội ác lớn nhò do cs gây ra cho dân tộc VN
Chắc là vài chục
ngàn trang giấy
11 ─
Tinhbangtan
Chắc là vài chục
ngàn trang giấy????
không, chỉ có thể
tính bằng "tấn" trở lên.
12 ─
Giang hồ
Những người lính
Việt Nam cộng
sản đã bị phản bội ngay ở những người lảnh đạo cũng là những đồng chí của họ.
Đau !!!!!!!!!!!
13 ─
Hùng
Các
cái links của DLB ở trên đề sai hết. Làm ơn coi lại
14 ─ VN 2
Tôi
vẫn mở xem được mà. Bạn kiểm tra lại xem.
15 ─ Hùng
Ban
biên tập đã mới sửa lại đó.
16 ─ Hùng
Mong
được đọc hết toàn vẹn tài liệu này. Nếu có thể được, xin tác giả xuất bản để
con cháu chúng ta được biết về sự thực này của DCSVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét