Cuộc Chiến Xâm Lược Và Ăn Cướp Phát Khởi Từ Miền Bắc 1954-75
Đây là phần tiếp theo bài “Ba mươi sáu năm qua” của Trọng Đạt ( www.thegioimoionline.com ) Mặc dù tác giả bài này và Trọng Đạt là hai người không quen biết nhau và không bàn bạc với nhau). Bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1954 tới 1975 lâu nay đã bị gọi lầm tên. Người thì gọi là cuộc chiến ủy nhiệm mà dân Việt hai miền Nam Bắc đều là tay sai cho các thế lực quốc tế. Kẻ thì gọi là cuộc nội chiến. Nhưng hiện nay cộng sản đang thống trị toàn quốc nên đã có ưu thế tuyên truyền và bắt buộc mọi người gọi đó là cuộc chiến tranh “Giải phóng Miền Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, thống nhất tổ quốc”. Thực chất không phải như vậy.
Tác giả Trọng Đạt đã can đảm là người đầu tiên công khai nói giùm tâm tư của toàn dân miền Nam: đó là cuộc chiến xâm lăng và ăn cướp miền nam của người miền bắc do đảng cộng sản xúi dục và lãnh đạo. Theo tác giả Trọng Đạt, “đó là cuộc chiến giữa một nước nghèo đói lạc hậu miền Bắc VN và một nước sung túc tiến bộ ở miền Nam VN.” (1)
Đồng ý rằng người miền bắc và miền nam cùng một giòng giống. Nhưng lịch sử kể từ 1954 đã tạo thành hai quốc gia riêng biệt: Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc.
Điều này đúng theo công pháp quốc tế và cũng đúng theo tiền lệ quốc tế. Theo công pháp quốc tế, hiệp định Geneve mà chính cộng sản miền bắc đã ký (miền nam không ký) xác nhận tình trạng chia đôi hai miền. Hai miền đều có dân chúng và có hai chính quyền khác nhau, như vậy theo đúng quốc tế công pháp là hai quốc gia khác nhau. Hiện trạng này phù hợp với tiền lệ quốc tế có sẵn là hai nước Đức, hai nước Trung Hoa , và hai nước Hàn Quốc. Theo một định nghĩa đơn giản: Khi một quốc gia này chiếm đóng một quốc gia khác thì là xâm lăng. Bởi thế, cuộc tiến quân của miền bắc vào miền Nam vừa vi phạm hiệp định Geneve 1954 vừa vi phạm hiệp định Paris 1973 chính là một cuộc xâm lăng trắng trợn nhất, coi thường quốc tế nhất và coi thường nhân dân miền Nam nhất.
Diễn Tiến chiến tranh xâm lược miền Nam phát khởi từ miền Bắc.
Ngay sau khi ký hiệp định Geneve 1954, Cộng sản miền Bắc đã âm mưu chiến tranh xâm lược bằng cách chôn dấu vũ khí và gài cán bộ ở lại miền Nam, ngược lại với nhiệm vụ thực thi hòa bình giữa hai miền theo qui định của hiệp định mà chính chúng đã ký kết. (xin xem mọi tài liệu của đảng và những bài viết của các cựu bộ đội miền Bắc liên quan tới hoạt động tập kết trong thời gian 300 ngày theo qui định của hiệp định Geneve 1954.)
Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Việt cộng đặt bút ký Hiệp định Genève về Đông Dương thì chưa đầy ba tháng sau chúng đã chuẩn bị phản bội hiệp định này. Tháng 10-1954, đảng cộng sản miền Bắc đã bắt đầu tổ chức cơ sở tại miền Nam để chuẩn bị phản bội hiệp định Geneve bằng cách tiến hành cuộc chiến xâm lược miền Nam. Lịch sử đảng viết, “Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị …, tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, do Lê Du ẩn, ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư” để chuẩn bị phát động chiến tranh tại miền Nam(2) Nên lưu ý, thời gian này chưa có bóng dáng một quân nhân Mỹ nào ở miền Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm mới cầm quyền chưa được ba tháng, chưa ổn định được tình hình và đang rất bận rộn với việc giúp gần một triệu dân miền Bắc di cư trốn chạy cộng sản thì chưa thể nói là “đế quốc Mỹ xâm lược” và “chính quyền Ngô đình Diệm đàn áp nhân dân.”
Hai năm sau, bọn Việt cộng đã tiến hành bước đầu cụ thể của chiến tranh xâm lược bằng cách soạn thảo kế hoạch xâm lăng. Lịch sử đảng viết, “Tháng 8-1956, Lê Du ẩn đã dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam. Bản Đường lối cách mạng miền Nam được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ họp tháng 12-1956. Bản Đường lối vạch rõ … Để chống Mỹ-Diệm, nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng. Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác. Mục đích của cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phátxít Mỹ - Diệm.” (3) Để tuyên truyền cho chiến tranh xâm lược, bọn cộng sản lừa bịp dân chúng rằng chúng phải xâm lăng miền Nam vì miền Nam không chịu tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo qui định của hiệp định Geneve 1954.
Tháng 1/1959, tại miền Bắc diễn ra hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Hành Trung Ương Đ ảng Lao Động Việt Nam, tức đảng cộng sản trá hình, đã quyết định cho phép sử dụng bạo lực để đánh đổ chính quyền Miền Nam. Lịch sử đảng ghi, “Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ mười lăm. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, …; Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. … kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, ... (4)
Ngày 19-5-1959, thi hành nghị quyết của hội nghị lần thứ 15 ở trên, Cộng Sản miền Bắc thành lập “Đoàn 559” (còn gọi là Binh đoàn Trường Sơn, một đơn vị tổng hợp vũ trang, vận tải và công binh để mở đường xâm nhập miền Nam có tên là “Đường mòn Hồ Chí Minh” [Tên “Đoàn 559” ghi dấu ngày thành lập: tháng 5-59, để kỷ niệm tháng sinh của Hồ Chí Minh]. (5)
Sau khi đã mở “Đường 559” để xâm nhập bộ đội và vũ khí, cộng sản miền Bắc dùng thủ đoạn ám sát, đe dọa, và khủng bố để buộc dân chúng một số vùng nông thôn miền Nam tập trung đi trước vào các cơ quan, doanh trại của chính quyền và quân đội miền Nam, dương cao các khẩu hiệu đấu tranh do Cộng Sản đưa ra. Theo sau để cưỡng ép các đoàn dân chúng này là các cán bộ vũ trang của cộng sản từ miền Bắc xâm nhập hay hồi kết. Cuộc tập trung dân chúng đầu tiên trong mục đích này được cộng sản miền Bắc tuyên truyền rầm rộ, gọi là “Cuộc khởi nghĩa Đồng Khởi”, diễn ra ngày 17-1-1960 tại quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. (6)
Tiến thêm một bước trong chiến tranh xâm lược miền Nam, cộng sản miền Bắc tiếp tục lừa dối thế giới và dân chúng hai miền qua việc thành lập cái gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGP) vào ngày 20-12-1960. Thực chất, theo những tài liệu chính thức của đảng cộng sản công bố hiện nay, tổ chức này chính là một tổ chức của cộng sản miền Bắc với vài nhân vật nổi tiếng miền Nam được đưa ra làm bình phong, hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của cộng sản miền Bắc. Theo sau đó, cộng sản miền Bắc tiếp tục hình thành các tổ chức tay sai bình phong khác nữa như “Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, và “Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam”, v…v. để lừa bịp thế giới và dân chúng hai miền Nam, Bắc rằng cuộc “nổi dậy” tại miền Nam là tự phát của chính nhân dân Miền Nam nổi lên chống lại sự đàn áp của chính quyền miền Nam. (7) [hồi ký của một số thành phần cựu kháng chiến miền Nam như Trương Như T ảng]
Theo các diễn tiến ghi được từ cuốn lịch sử Việt Nam do đảng cộng sản viết vừa nêu, rõ ràng cuộc chiến tranh tại miền Nam (1954-75) là do Cộng Sản miền Bắc phát động và cưỡng ép dân chúng miền Nam thi hành chứ hoàn toàn không phải do dân chúng miền Nam tự nguyện “nổi dậy” chống chính phủ như bọn Bắc cộng tuyên truyền.
Do sự gia tăng xâm lược của cộng sản miền Bắc vào miền Nam như vừa nêu, năm 1965 Hoa K ỳ phải đổ quân vào giúp miền Nam. Tới đây Cộng Sản miền Bắc lại lấy cớ tuyên truyền rằng “đế quốc Mỹ” đã xâm lược miền Nam và bộ đội miền Bắc phải quyết “Sinh Bắc Tử Nam”, đồng thời Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa phải là một “hậu phương anh hùng” yểm trợ tiền tuyến Miền Nam để đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng đồng bào miền Nam đang bị Mỹ Ngụy đàn áp, có cuộc sống nghèo khổ, mất tự do. Điều bi đát là đa phần dư luận thế giới và không ít thành phần dân chúng hai miền lại bị rơi vào trò lừa bịp này của Cộng sản miền Bắc. Kết quả là cộng sản miền Bắc đã đạt được chiến thắng quân sự, chiếm trọn vẹn miền Nam vào ngày 30-4-1975.
Giải tỏa những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc vừa nêu của cộng sản miền Bắc.
Lý do miền Nam không chịu tổ chức tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất hai miền Nam, Bắc vào năm 1956.
Lý do miền Nam không chịu tổ chức tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất hai miền Nam, Bắc vào năm 1956.
Cộng sản tuyên truyền rằng miền Nam không chịu tổ chức tổng tuyển cử hiệp thương hai miền vào năm 1956 theo qui định của hiệp định Geneve nên miền Bắc phải tấn công miền Nam để thống nhất đất nước. Thế hệ sau chiến tranh cần hiểu rằng có ba lý do chính đáng khiến miền nam không đồng ý tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất hai miền vào năm 1956. Lý do thứ nhất là chỉ có cộng sản miền Bắc ký vào hiệp định Geneve 1954 với quốc tế để chia cắt Việt Nam thành hai lãnh thổ với hai chính quyền riêng biệt. Việt Nam Cộng Hòa không ký bản hiệp định này.
Lý do thứ hai là ngay khi vừa ký xong hiệp định Geneve bọn cộng sản đã phản bội hiệp định như đã trình bày ở phần “Diễn tiến chiến tranh xâm lược” của cộng sản vừa nêu thì làm sao dân chúng miền nam có thể tin tưởng chúng để cùng nhau tổ chức bầu cử tự do, công bằng, và trong sạch (8).
Lý do thứ ba là nếu tổ chức bầu cử lúc đó thì Cộng Sản sẽ dùng bạo lực để gian lận biến thành cuộc bầu cử giả hiệu như các cuộc bầu cử hiện nay toàn dân đang chứng kiến.
Lý do thứ tư là người miền Nam ngay từ 1954 đã biết trước là nếu sống chung với cộng sản thì sẽ bị ăn cướp tài sản, bị tước đoạt mọi thứ tự do, học hành bị ngu muội, văn hóa dân tộc bị hủy hoại, tự chủ và tự hào dân tộc bị xóa mờ nhường chỗ cho sự lệ thuộc ngoại bang như hành động bán lãnh thổ, lãnh hải và quần đảo Trường Sa cho Tầu Cộng. Vì bốn lý do vừa nêu người miền Nam cương quyết không cùng với cộng sản tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956.
Luận điệu tuyên truyền lừa gạt: “Chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.”
Chính cộng sản miền Bắc theo lệnh Nga, Tầu và nhận vũ khí của chúng để thực hiện điều mà Nga, Tầu gọi là “cách mạng vô sản trên toàn thế giới”, gây chiến xâm lược miền Nam khiến miền Nam phải thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ. Để chống lại cuộc xâm lăng của khối cộng sản Nga, Tầu qua tên lính đánh thuê cộng sản miền Bắc (dưới tên gọi mỹ miều “người lính xung kích của cách mạng vô sản quốc tế”), người Miền Nam phải kêu gọi Mỹ và thế giới tự do giúp đỡ. Nhưng do có một chế độ độc tài khắc nghiệt tiêu diệt mọi tự do ngôn luận (mà hiện nay toàn dân đang chống đối) nên Cộng sản miền Bắc đã thành công trong việc tuyên truyền ngược lại, lừa bịp được thế giới và dân chúng rằng bọn chúng có lý do chính đáng phải tấn công miền Nam để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.” Kết quả là “cuộc chiến xâm lược miền Nam” do chúng phát động lại được chúng gọi một cách dối trá là “cuộc chiến giải phóng miền Nam”.
Nghịch lý của cái gọi là “chiến tranh giải phóng miền Nam”.
Người ta chỉ có thể “giải phóng” một người, một dân tộc có thân phận nô lệ, ít tự do dân chủ hơn mình, có dân trí kém hơn mình, và nghèo khổ hơn mình. Trong cả ba tiêu chuẩn này người Miền Bắc hoàn toàn không có tư cách gì mà nói tới việc “giải phóng miền Nam”. Như tác giả Trọng Đạt đã tóm lược một cách đầy thuyết phục và sinh động trong bài “Ba mươi sáu năm qua”, người dân miền Nam hơn người Miền Bắc về cả ba tiêu chuẩn trên. (9)
Về thân phận nô lệ: Trong bang giao quốc tế, có thể nói “không có sự độc lập hoàn toàn của những dân tộc nhược tiểu.” Luôn luôn một, hai hay vài siêu cường có ảnh hưởng đối với số phận của những quốc gia yếu kém hơn. Nhưng mức độ lệ thuộc của mỗi quốc gia yếu kém đối với siêu cường trong khối của mình tùy thuộc từng quốc gia. Ngay cả NATO là khối mạnh nhất hiện nay mà cũng phải lép vế trước chính sách ngoại giao của Hoa K ỳ huống chi là những quốc gia nhỏ bé hơn đối với siêu cường trong khối của họ. Trong phạm vi hai miền Nam, Bắc, thì miền Bắc lệ thuộc Nga, Tàu chặt chẽ hơn miền Nam lệ thuộc Mỹ. Không cần nghiên cứu các chính sách sâu xa của hai miền, chỉ cần nhìn bề ngoài cũng đủ thấy điều đó. Tại hầu như mọi nơi công cộng, nhất là những nơi quan trọng, trang nghiêm, nhân dân miền Bắc luôn luôn phải treo ảnh tôn thờ các lãnh tụ của đế quốc Nga, Tầu như Karl Marx, Engels, Lê Nin , Stalin và Mao Trạch Đông. Miền Nam hoàn toàn không có nơi nào treo hình tôn thờ tổng thống Hoa K ỳ và thậm chí còn có đủ quyền tự do để biểu tình phản đối một số chính sách của Mỹ.
Về tự do, dân chủ mà ngày nay người ta gọi chung là nhân quyền, thì người Miền Nam có nhiều tự do dân chủ hơn người miền Bắc. Điều này hiện nay cả nước đều đã rõ nên không cần diễn giải thêm.
Về các mặt khác của nhân quyền như là những phúc lợi (welfare) giáo dục, y tế v…v người dân miền Nam được hưởng nhiều gấp trăm lần người dân miền Bắc (hãy đọc các tác phẩm hồi ký của các nhân vật nổi tiếng ở miền Bắc về cuộc sống của họ trước 1975 để biết rõ hơn.) Điều dễ thấy nhất là giáo dục miền Nam cung cấp đồng đều cho tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo hay quan điểm chính trị và lại cung cấp miễn phí cho hết cấp đại học. Chính nhờ thế mà con em của những cán bộ cộng sản tập kết cũng được học hết đại học, được cấp học bổng du học nước ngoài như con em mọi người khác có trình độ học vấn nổi trội. Bởi thế sau 30-4-75 mới có nhiều nghịch cảnh cha “cách mạng” vào trại tù cải tạo thăm “con phản động”. Lý do là con của họ đã được miền Nam đối xử nhân đạo, công bằng, cho học hành như mọi người khác và giao trọng trách như những người khác chứ không như bọn cộng sản miền Bắc duy trì chính sách phân biệt đối xử bất nhân cho tới tận bây giờ.
Trình độ giáo dục phổ thông của toàn dân cũng như của học sinh, sinh viên miền Nam cao hơn người miền Bắc rất nhiều. Người miền Bắc toàn bộ chỉ có trình độ lớp 10 cùng với một thành phần bằng cấp giả do Liên Xô, Đông Âu và Tầu cộng cấp. Vì có giáo dục hơn nên trình độ văn hóa tổng quát của nhân dân miền Nam vượt hơn hẳn người miền Bắc. Lý do của sự vượt trội về trình độ giáo dục và văn hóa của người miền Nam là vì miền Nam có một nền giáo dục tự do và khai phóng (tức cởi mở để đón nhận các văn minh tiến bộ của quốc tế) trong khi miền Bắc áp dụng chính sách giáo dục và tuyên truyền một chiều (Đảng là tuyệt đối đúng; chủ thuyết Mác-Lê Nin là không bao giờ sai). Hậu quả trông thấy của trình độ giáo dục và văn hóa của miền Bắc là từ 1975 tới nay, sau khi xóa bỏ nền giáo dục miền Nam, du nhập nền giáo dục miền Bắc, thì trình độ giáo dục và văn hóa miền Nam xuống cấp chưa từng thấy. Chẳng cần nghiên cứu sâu xa, chỉ cần hàng ngày nhìn các bảng quảng cáo tư nhân và các bảng chỉ dẫn lưu thông hay vận động của chính quyền trên đường phố với vô số lỗi chính tả thì đủ thấy cái xuống cấp của nền giáo dục cộng sản so với trình độ của dân miền Nam trước 1975.
Về kinh tế, nhân dân miền Nam có đời sống sung túc gấp ngàn lần người dân miền Bắc khiến nhiều cán bộ miền Bắc khi đặt chân tới Saigon sau ngày 30-4-1975 phải ngỡ ngàng. Mặc dù người miền Bắc bằng chính sách đổi tiền đã kéo đời sống của người dân miền Nam xuống thấp 500 lần (1 đồng tiền Bắc ăn 500 đồng tiền Nam) nhưng dân Nam vẫn giầu có hơn dân Bắc. Ngày vào xâm lăng miền Nam toàn bộ dân Bắc chỉ là “bọn khố rách áo ôm”, ngạc nhiên ngửa cổ nhìn nhà cao tầng trong nam mà rơi cả nón cối, kìn kìn chở từng xe molotova (xe vận tải quân sự của Liên Sô) đồ ăn cướp trong nam ra miền bắc. Họ ăn cướp cả từ các con “búp bê biết nhắm mở mắt, và lại biết cả hát nữa” để mang về cho con; từ những chiếc đồng hồ “không người lái, ba cửa sổ”, tới cái “đài”, cái “đạp”. Cả đời theo các “bác Hồ, bác Mao, bác Lê Nin , bác Stalin, bác Engels” dân Bắc trở nên nghèo khổ và ngu muội, vào trong Nam thấy gì cũng lạ và những ngày đầu tiên rủ nhau ăn cướp được ba món “hàng hiếm ở miền Bắc” là “Cái đài, cái đổng, cái đạp” (radio xách tay, đồng hồ, và xe đạp) là họ khoác vai nhau đi “hiên ngang”, vênh vênh váo váo một cách quê mùa quanh các công trường và đường phố miền Nam, ra điều hãnh diện lắm. Họ không ngờ lúc đó người miền Nam nhìn họ sợ sệt nhưng đầy khinh bỉ.
Bởi thế trong dân chúng miền nam mới nẩy sinh những danh từ chế nhạo cái ngu muội của họ như đồng hồ “một cửa sổ, hai cửa sổ, không người lái” (cửa sổ tức là ô vuông chỉ giờ, và phút. Không người lái là đồng hồ tự động).
Sự nghèo đói của dân miền Bắc so với dân miền Nam đã được mô tả trong câu đồng dao phổ biến sau ngày gọi là “giải phóng miền Nam” là “Miền Nam nhận họ; Miền Bắc nhận hàng!” Cho dù ngày nay họ có kênh kiệu đi xe triệu đô, mua máy bay riêng, ăn tô phở 35 đô v…v thì họ phải nhớ tất cả chỉ là tài sản ăn cướp từ miền Nam hoặc cướp tiền của Việt kiều gửi về nuôi thân nhân ở miền Nam. Họ đừng nên hợm hĩnh mà làm trò cười cho người miền Nam.
Một nghịch lý khác nữa là ngay khi vừa “đuổi được Mỹ cút và đánh cho ngụy nhào” thì người miền Bắc, kể cả giới lãnh đạo lại chạy theo “ôm chân đế quốc Mỹ” để cố xin sang Mỹ “ăn bơ thừa, sữa cặn” và nhập tịch làm công dân Mỹ.
Cũng không ngoa nếu nói là sau ngày 30-4-75 đại đa số người miền Bắc đều muốn được sang Mỹ sinh sống, hay chí ít là cũng được đi Mỹ du học (rồi cũng sẽ tìm cách xin ở lại nhập tịch Mỹ), nếu không cũng mơ được du lịch Mỹ một chuyến (nếu được đi chắc sẽ trốn ở lại như các “người rơm”ở Âu châu), và rõ rệt nhất là tiền đô Mỹ thì rất ham. Tại các trại tị nạn, người miền Bắc ùa theo người miền Nam xin đi tị nạn rất đông và ai cũng muốn xin đi Mỹ. Nhưng chính sách nhận người tị nạn của Mỹ là không nhận người miền Bắc. Cho nên những ai khai man và được nhận đi Mỹ thì được mọi người miền Bắc trong trại coi là trúng số độc đắc.
Sau này dần dần người Miền Bắc muốn lấy người miền Nam tại Mỹ để được đi Mỹ như vậy cũng là “ăn theo diện tị nạn cộng sản” của người Miền Nam. Từ cái “cọc” đầu tiên cắm trên đất Mỹ đó, người miền Bắc dần dần làm thủ tục nhập tịch Mỹ rồi xin bảo lãnh thân nhân đoàn tụ. Như vậy khởi đầu tất cả những người miền Bắc tới Mỹ đều là ăn theo diện tị nạn cộng sản của người Miền Nam, tức là bám theo chân những kẻ mà họ đánh đuổi. Cho nên ngày nay những người Miền Bắc nào ở tại Hoa K ỳ hay các quốc gia Âu châu khác mà còn vênh váo giọng điệu bênh vực cộng sản, bênh vực chiến tích “đánh cho Mỹ cút…”, vênh váo về chiến thắng trong chiến tranh “giải phóng miền Nam”, vênh váo bênh vực Hồ Chí Minh, vênh váo bênh vực lá cờ Đỏ của Việt Cộng, phải tự cảm thấy xấu hổ và nhục nhã. Cách nay gần 20 năm, khi vừa đặt chân tới Mỹ, tôi bàng hoàng khi báo chí Mỹ loan tin cô Võ H ồng Anh con gái tướng Võ Nguyên Giáp vừa làm lễ tuyên thệ trung thành với “tổ quốc Mỹ” để nhập tịch Hoa K ỳ. Cha cô và đồng bọn của ông ta vừa đánh đuổi người miền Nam, vừa chửi người miền Nam là đổ “phản quốc, ôm chân đế quốc Mỹ” thế mà con gái ông ta đã xin vào dân Mỹ trước cả những người tù cải tạo được Mỹ đón qua theo diện H.O. Lúc đó tôi cảm thấy không những người miền Nam bị giới lãnh đạo cộng sản lừa gạt mà cả người miền Bắc cũng bị bọn chúng lừa gạt nữa.
Một nghịch lý nữa cũng rõ ràng là một thời bọn cộng sản đã gọi những người vượt biên là bọn ma cô, đĩ điếm, ôm chân đế quốc Mỹ… thế mà ngày nay lại quay ra o-bế tâng bốc Việt kiều hết lời. Chẳng qua bọn chúng muốn tiền đô của những người “một thời là ma cô, đĩ điếm…” Mỗi năm những người “từng là ma cô, đĩ điếm” gửi về Việt Nam hơn 80 tỉ đô la. Nhận những đồng tiền đó người có liêm sỉ đáng lẽ phải biết nhục. Nhưng văn hóa miền Bắc từ ngày cộng đảng cầm quyền đã không còn biết đến từ “liêm sỉ”. Đã không có liêm sỉ, không biết nhục mà lại còn có cái vẻ “vênh vênh váo váo, dương dương tự đắc” của những kẻ mà văn chương bình dân miền nam gọi là “chó nhẩy bàn độc”.
(còn tiếp)
Nguyễn Tường Tâm
Tham khảo:
(1), (9): “Ba mươi sáu năm qua” của Trọng Đạt
(2), (3), (4), (8): Lịch Sử Việt Nam online do đảng cộng sản phụ trách.
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1069&Itemid=69
[ Chương IV: Đảng Lãnh Đạo Cách Mạng xã hội chủ nghĩa ở miềN Bắc Và kháng chiến chống Mỹ,cứu Nước(1954-1975 )
[ Chương IV: Đảng Lãnh Đạo Cách Mạng xã hội chủ nghĩa ở miềN Bắc Và kháng chiến chống Mỹ,cứu Nước(1954-1975 )
I. Đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
2. Chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
b) Chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam]
(3): xin mời google “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” để đọc các tài liệu của Đảng liên quan tới tổ chức này.
b) Chủ trương tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam]
(3): xin mời google “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” để đọc các tài liệu của Đảng liên quan tới tổ chức này.
(5): Đoàn 559 [Xin mời google “Đường 559” để được đọc vô số bài liên quan.]
(6): Đồng Khởi Bến Tre: bài “Những cột mốc của quá trình Đồng Khởi” trên trang mạng của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre”
(6): Đồng Khởi Bến Tre: bài “Những cột mốc của quá trình Đồng Khởi” trên trang mạng của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre”
[ http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=301&Itemid=47 ]
(7): hồi kýTrương Như T ảng ("A Vietcong Memoir") xuất bản ngày 26-5-1985. Tóm lược bởi New York Times A VIETCONG MEMOIR By Truong Nhu Tang.
(7): hồi ký
DEFEATED BY VICTORY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét