Ý Đồ Của Trung Quốc

SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 8


Iris Vinh Hayes
Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược, dưới tựa đề Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu. Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc. Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu. Hy vọng là có sự bổ ích.


Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn – Đoạn 8
(Trang 68-71)



Việt Nam Sẽ Phải Chuyển Hoá, Không Có Sự Chọn Lựa Khác!


Như đã nói nếu muốn hóa giải những đe dọa triền miên đã nêu, một sự chuyển hóa kịp lúc để đưa đến những thay đổi tận gốc rễ là một lộ trình phải thực hiện. Nhu cầu này có thể khẳng định được. Vấn đề chỉ là làm thế nào.


Cần Vượt Qua Những Thành Kiến Bất Lợi


Hình thành LBĐNAC là một phần của chiến lược BVKCLBTQ. Tham dự vào chiến lược là chấp nhận làm đồng minh của Hoa Kỳ. Làm đồng minh của Hoa Kỳ là một ý kiến làm “bứt rứt” một số người không ít. Họ bứt rứt vì một số thành kiến cố hữu.


Định Kiến Thứ Nhất: Không Thể Tin Được Hoa Kỳ Vì Họ Đã Từng Bỏ Rơi Đồng Minh — Đặc tính “phản bạn” được gán cho Hoa Kỳ là một nhận xét “có căn bản” hay chỉ là “phản ảnh thất vọng” hoặc chỉ là “một ấn tượng hàm hồ” vì thiếu sự hiểu biết chín chắn về cơ chế dân chủ của Hoa Kỳ, về truyền thống dân chủ của đất nước Hoa Kỳ, về đặc tính thẳng thừng và cách làm việc dân chủ của người dân Hoa Kỳ?


Năm xưa, ngày 23 tháng 3 năm 1774, Henry Patrick đã tuyên bố “cho tôi tự do hoặc là cho tôi cái chết;” năm xưa, ngày 4 tháng 7 năm 1776, tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ đã tuyên bố “rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng được Thượng Đế ban cho một số quyền không thể phân ly, rằng trong số đó là quyền tự do, quyền sống và quyền theo đuổi hạnh phúc” và đồng thời tuyên bố “rằng khi một cơ chế điều hành đất nước, dầu dưới dạng thể nào, hủy diệt những cứu cánh tối thượng đó thì người dân có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ chính quyền đó;” năm xưa, ngày 20 tháng 1 năm 1961, Tổng Thống Kenedy đã tuyên bố “chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, sẽ chịu bất cứ gánh nặng nào, sẽ đáp lại bất cứ khó khăn nào, sẽ ủng hộ bất cứ bạn hữu nào, sẽ chống lại bất cứ kẻ thù nào, để bảo đảm cho sự sống còn và thành công của tự do” . . . thì cho đến ngày hôm nay Hoa Kỳ vẫn chưa bao giờ thay đổi lập trường của nó.


Hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ ngày hôm nay có lòng tin mãnh liệt “những giá trị của tự do là đúng là chân lý cho mọi người, trong mọi xã hội –và trách nhiệm bảo vệ những giá trị này chống lại kẻ thù của chúng là một sứ mạng thiêng liêng của những người yêu chuộng tự do khắp nơi trên địa cầu và suốt mọi lứa tuổi–.”


Đúng là Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi một vài đồng minh của nó. Nhưng Hoa Kỳ chỉ bỏ rơi những đồng minh lạm dụng lòng tốt và không thật tình chiến đấu cho tự do và những giá trị nhân bản, trong đó có miền nam Việt Nam, chứ chưa bao giờ bỏ rơi những bạn hữu.


Những chữ “bạn hữu của Hoa Kỳ” phải hiểu là chỉ dành cho những dân tộc yêu chuộng tự do thực sự và tranh đấu cho tự do thực sự và phải hiểu là chỉ dành cho những dân tộc yêu chuộng nhiệt tình và tranh đấu nhiệt tình để tiến tới một xã hội nhân bản, dân chủ, pháp trị.


Và hai chữ Hoa Kỳ phải được hiểu là “quần chúng Hoa Kỳ” đồng thời cũng phải hiểu là “quần chúng Hoa Kỳ có đủ thực quyền để giải thể chính quyền của họ” nếu cần thiết chứ đừng nói chi đến chuyện buộc chính quyền của họ phải “quay lưng” với những chính quyền đồng minh lợi dụng sự trợ giúp rồi nương vào đó củng cố cơ chế độc tài; nuôi dưỡng tệ trạng mua quan bán tước, bè phái, tham nhũng, hoang liêu, áp bức; hút lấy máu mở của dân mình và bám lấy vú sữa Hoa Kỳ để trục lợi.


Người ta thất vọng vì không hiểu rõ sự khác biệt giữa bạn hữu với đồng minh. Đồng minh là những quốc gia cùng chia xẻ gánh nặng hoặc lợi ích trên một chiến tuyến nào đó. Bạn hữu là những quốc gia cùng chia xẻ lý tưởng và giá trị cốt lõi làm nên đặc tính của đất nước. Bạn hữu thường là đồng minh, nhưng đồng minh không hẳn là bạn hữu.


Người ta thất vọng vì người ta muốn Hoa Kỳ cư xử như một “quân tử Tàu” chết sống cho đến cùng dầu đúng hay sai. Phải hiểu Hoa Kỳ là một quốc gia hoạch định và thực hiện mọi chính sách của nó dưới ánh sáng dẫn đường của lý tưởng và những giá trị cốt lõi — freedom, democracy, and free enterprise– và cho quyền lợi của công dân Hoa Kỳ chứ không hoạch định và thực hiện chính sách của nó để làm vừa lòng đồng minh.


Người ta thất vọng vì muốn Hoa Kỳ là một bà mẹ vạch vú mớm bầu sử cho bú mỗi ngày. Một đồng minh là một đồng minh chứ không phải là một đứa con mà Hoa Kỳ phải cưu mang cho đến chết, nhất là đứa con hư hỏng.


Người ta thất vọng vì không chịu trưởng thành và không chịu chấp nhận một sự thật hiển nhiên là không có một quan hệ nào vĩnh viễn trường tồn. Hiểu rõ những điều này thì người ta mới thấy Hoa Kỳ có định hướng và có nguyên tắc ứng xử hẳn hòi. Hiểu rõ điều này thì mới thấy Hoa Kỳ không xấu như những thành kiến thiếu thiện cảm. Thiết nghĩ làm bạn với một quốc gia có lập trường rõ ràng và bất di bất dịch suốt hơn 200 năm hơn không phải là một điều khó. Nó chỉ khó vì chúng ta không hiểu hoặc cố tình không muốn hiểu.
Iris Vinh Hayes
( Còn Tiếp Đoạn 9 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét