Jules Ferry

Chủ Nghĩanh Trướng Thuộc Địa
Jules Ferry (1832-1893) bắt đầu sự nghiệp chính trị như một lãnh tụ của tầng lớp trung lưu của Đệ Tam Công Hòa Pháp Quốc, nổi bật lên chính yếu vì lòng nhiệt thành trong việc thế tục hóa hệ thống trường học của quốc gia. Trách nhiệm sau này của Ferry về sự bành trướng của Pháp tại Phi Châu và Á Châu hai lần làm ông mất chức Thủ Tướng Chính Phủ. Trong khi thực sự can dự vào việc thụ tạo các thuộc địa, không mấy khi mà Ferry lại mang trong đầu các tư
tưởng rõ ràng như ông đã phát biểu trong bài diễn văn dưới đây, được đọc vào dịp ông ta gạt bỏ sau rốt khỏi quyền lực [thực ra bài diễn văn này được đọc vào những tháng khởi đầu của nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ nhì của Jules Ferry, chú của người dịch]. Dù sao đi nữa, những chủ điểm của Ferry trong bài diễn văn này – sự từ bỏ nền kinh tế cấp tiến, sự nhấn mạnh đến “nhiệm vụ khai hóa,” và sự bảo vệ cho chủ nghĩa yêu tổ quốc Cộng Hòa — vẫn là những yếu tố quan trọng trong các tình cảm hỗ trợ cho chủ nghĩa đế quốc của Pháp.

Diễn văn, ngày 28 tháng Bẩy, năm 1883, trước Quốc Hội Pháp

Ông Jules Ferry: Thưa các Ngài, thật là điều làm tôi bối rối khi đưa ra một yêu cầu dai dẳng đến thế để có sự chú tâm ân cần của Quốc Hội, nhưng tôi tin tưởng rằng nhiệm vụ mà tôi hoàn tất trên diễn dàn này không phải là một công việc vô ích. Công việc này đòi hỏi một sự rán sức của tôi cũng như của các vị, nhưng tôi tin rằng sẽ có sự một vài ích lợi trong việc tóm tắt và cô đọng, dưới hình thức các lập luận, về những nguyên tắc, những động lực, và những quyền lợi khác nhau theo đó một chính sách về sự bành trướng thuộc địa có thể được biện minh; tôi không cần nhắc lại rằng tôi sẽ cố gắng giữ được sự hợp lý, ôn hòa, và không bao giờ lãng quên các quyền lợi quan trọng của đại lục [tức mẫu quốc, ám chỉ khuynh hướng chỉ muốn phát triển các quan hệ trên đại lục Âu Châu, chú của người dịch] vốn là mối quan tâm chủ yếu của xứ sở này. Điều mà tôi muốn nói, để hậu thuẫn cho sách lược này, là trong thực tế, đúng như trong ngôn từ của nó, rằng chính sách bành trướng thuộc địa là một hệ thống chính trị và kinh tế; tôi muốn nói rằng người ta có thể liên hệ hệ thống này với ba loại tư tưởng: tư tưởng kinh tế, tư tưởng khai hóa với ý nghĩa cao cả nhất của nó, và tư tưởng chính trị cùng lòng ái quốc.
Trong lãnh vực kinh tế học, chính tôi sẽ đệ trình trước các vị, với sự hậu thuẫn bởi một vài con số thống kê, các sự cứu xét chứng minh rằng một chính sách bành trướng thuộc địa từ quan điểm về nhu cầu, được cảm nhận thấy một cách mạnh mẽ bởi các thành phần kỹ nghệ của Âu Châu và đặc biệt từ thành phần kỹ nghệ của chính xứ sở giàu có và siêng năng của chúng ta: nhu cầu tìm kiếm các thị trường xuất cảng. Phải chăng đây là con ngoáo ộp hoang tưởng. Phải chăng đây chỉ là một dự kiến cho tương lai hay đây chẳng phải là một nhu cầu đang thúc bách, và, chúng ta có thể mệnh danh, một lời kêu gào của thành phần công nghiệp của chúng ta. Tôi sẽ chỉ phác họa một cách tổng quát để mỗi quý vị, từ những địa phương khác nhau của đất nước, sẽ ở vào vị thế để xác quyết. Vâng, điều khiếm khuyết cho nền công nghiệp vĩ đại của chúng ta, bị lôi kéo một cách không thể phản hồi vào con đường xuất cảng theo các hiệp ước [tự do mậu dịch] năm 1860, điều khiếm khuyết ngày càng lớn hơn chính là các thị trường xuất cảng. Tại sao? Bởi vì bên cạnh chúng ta là nước Đức được bao che bởi các rào cản, bởi vượt quá đại dương, Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ ngày càng trở nên nước bảo vệ mậu dịch, bảo vệ mậu dịch theo nghĩa nghiêm ngặt nhất, bởi không chỉ những thị trường to lớn này, tôi không nói là khép kin, nhưng bị thu nhỏ lại, và chính vi thế càng trở nên khó khăn hơn cho sự tiếp thị các sản phẩm kỹ nghệ của chúng ta, mà còn vì các quốc gia to lớn này đang bắt đầu đổ các sản phẩm chưa hề được biết đến cho tới nay vào chính các thị trường của chúng ta … Không cần thiết để đào sâu vào luận chứng này nữa. Vâng, thưa các ngài, tôi đang nói chuyện các các nhà kinh tế học, những người có niềm tin và công vụ trong quá khứ mà không có ai lại tán thưởng nhiều cho bằng chính cá nhân tôi; tôi đang nói chuyện với ông Passy khả kính, người mà tôi nhận thấy có hiện diện nơi đây và là nhân vật thuộc lớp đại diện có thẩm quyền hàng đầu trong chúng ta cho trường phái cổ điển trong kinh tế học [nhiều tiếng cười]; tôi biết rất rõ những gì họ sẽ phúc đáp với tôi, những gì là căn bản trong ý nghĩ của họ … trường phái cổ điển, một trường phái vĩ đại, thưa các ngài, một trường phái, thưa ông Passey, đã làm rạng rỡ tên tuổi của ông, trường phái được lãnh đạo bởi Jean Baptiste Say tại Pháp Quốc và bởi Adam Smith tại Anh Quốc, Xin ông Passy tin rằng tôi không hề có ý nghĩ nào để mỉa mai ông.

Tôi nói tôi biết rất rõ các tư tưởng của các nhà kinh tế học, những người mà tôi có thể mệnh danh là giáo điều mà không làm phật lòng ông Passy. Họ nói với chúng ta, “Các thị trường xuất cảng chân chính là các hiệp ước thương mại nhằm cung cấp và bảo đảm cho chúng [các thị trường xuất cảng, chú của người dịch].” Thưa các ngài, tôi không xem thường các hiệp ước thương mại: nếu chúng ta có thể quay trở lại tình trạng hiện diện sau năm 1860, nếu thế giới đã không trải qua cuộc cách mạng kinh tế vốn là thành quả của sự phát triển về khoa học và sự tăng tốc của ngành truyền thông, nếu cuộc cách mạng vĩ đại này không xảy ra, tôi sẽ vui lòng chấp nhận tình trạng hiện diện sau năm 1860. Điều hoàn toàn đúng với sự thật là trong thời đại đó sự cạnh tranh của ngũ cốc từ Odessa đã không tàn phá nông nghiệp của nước Pháp, rằng ngũ cốc của Hoa Kỳ và của Ấn Độ vẫn chưa tạo ra một sự cạnh tranh nào với chúng ta; vào thời điểm đó chúng ta đang sống dưới chế độ các hiệp ước thương mại, không chỉ với Anh Quốc, mà còn với các đại cường khác, với Đức Quốc, nước [khi đó] chưa trở thành một cường quốc về kỹ nghệ. Tôi không xem thường chúng, các hiệp ước này; tôi đã hân hạnh được thương thảo cho một vài hiệp ước có tầm mức quan trọng thấp hơn các hiệp ước năm 1860; thế nhưng, thưa các ngài, để có được các hiệp ước, cần phải có hai bên: một bên đơn phương không ký kết được hiệp ước với Hoa Kỳ; đây là một niềm tin ngày càng gia tăng trong số những ngườI đã từng toan tính mở ra một vài lọai thương thảo tại khu vực này, một cách chính thức hay không chính thức.

*
*          *
Hai phái đoàn Tàu và Pháp gặp nhau ở bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để ký kết hoà ước Pháp – Hoa năm 188
Thưa các ngài, có điểm thứ nhì, một loại tư tưởng thứ nhì mà tôi phải dành cho một sự quan tâm tương đương, mà tôi tin, cần phải được quan tâm càng sớm càng tốt; đó là khía cạnh nhân đạo và khai hóa văn minh của vấn đề. Về điểm này, ngài Camille Pellatan đã riễu cợt theo phong thái tế nhị và tinh quái của riêng ngài; ông đã chế nhạo, ông đã kết án, và ông phát biểu: “Loại văn minh mà các ông áp đặt bằng đạn đại bác là loại văn minh gì? Nó là loại văn minh gì hay chỉ là một loại hình thức khác của chủ nghĩa man rợ? Bộ các dân tộc này, những chủng tộc hạ đẳng này không có cùng các quyền hạn như các ông hay sao? Họ không phải là chủ nhân ông các ngôi nhà của họ hay sao? Họ có kêu cứu nơi các ông hay sao? Các ông đến lãnh thổ của họ trái với ý muốn của họ, các ông mang lại cho họ bạo lực, chứ không phải nền văn minh.” Thưa các ngài, đó chính là chính đề; tôi không ngần ngại để nói rằng đó không phải là chính trị, đó cũng không phải là lịch sử: đó là chính trị siêu hình. [Có tiếng “Ah, Ah” từ phía xa bên cánh tả]. … Thưa các ngài, tôi phải phát biểu từ một bình diện cao xa hơn và chân thực hơn, Điều cần phải được phát biểu một cách công khai là, trong thực tế, các chủng tộc ưu việt có quyền hạn trên các chủng tộc hạ đẳng. [Có tiếng di chuyển từ nhiều hàng ghế phía xa bên cánh tả.]

Ông JULES MAIGNE: Ôi! Ông dám nói điều này tại một xứ sở đã tuyên dương các quyền của con người hay sao!

Ông DE GUILLOUTET: Đây là sự biện minh cho chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ!

Ông JULES FERRY: Nếu ông Maigne đúng, nếu bản tuyên ngôn về các quyền của con người được viết cho người da đen của Phi Châu nằm trên xích đạo, khi đó ông có quyền gì để áp đặt nền thương mại thường lệ với họ? Họ đâu có mời gọi đến ông.

Ông RAOUL DUVAL: Chúng tôi không muốn áp đặt bất kỳ điều gì lên họ. Chính là ông mới là kẻ muốn làm điều như thế!

Ông JULES MAIGNE: Đề nghị và áp đặt là hai sự việc khác nhau!

Ông GEORGES PERIN: Trong bất kỳ trường hợp nào, ông không thể thực hiện được việc thương mại bằng vũ lực.

Ông JULES FERRY: Tôi lập lại rằng các chủng tộc ưu việt có một quyền, bởi vì họ có một bổn phận. Họ có nhiệm vụ khai hóa văn minh cho các chủng tộc hạ đẳng … [Có sự tán dồng từ bên cánh tả. Có nhiều tiếng la ó ngắt lời mới từ phía cực tả và từ bên cánh hữu]

*
*          *
Henri Rivière tấn công thành Hà Nội

Đó là những gì mà tôi phải trả lời ông Peppetan liên hệ đến điểm thứ nhì mà ông ta đã đề cập.

Sau đó, ông đã đề cập đến một điểm thứ ba, tế nhị hơn, nghiêm chỉnh hơn, và trên đó tôi xin phép các vị để tự mình phát biểu một cách hoàn toàn thẳng thắn. Đó là khía cạnh chính trị của vấn đề. Ngài Pelletan khả kính, một văn gia xuất sắc, luôn luôn đưa ra các sự phát biểu chính xác đáng nể vì. Tôi sẽ xin mượn ngay chính lời của ông đã phát biểu trong một buổi trước đây nói về khía cạnh này của chính sách thuộc địa.

“Đó là một hệ thống, “ông nói, “bao hàm việc tìm kiếm các sự đền bù tại Phương Đông với một sự bao che hòa bình và thận trọng cho những gì thực sự được áp đặt trên chúng ta tại Âu Châu.” [Ám chỉ việc Pháp bị thất trận trước Đức năm 1870 và phải chịu các điều kiện do Đức áp đặt, chú của người dịch]

Tôi muốn tự mình giải thích khía cạnh này. Tôi không thích từ ngữ “sự đền bù” và, trong thực tế, không phải tại đây mà ở những nơi nào khác mà nó thường được sử dụng trong một cung cách trá ngụy. Nếu điều được nói đến hay được ám chỉ có nghĩa rằng bất kỳ chính phủ nào tại xứ sở này, bất kỳ vị bộ trưởng Cộng Hòa nào rất có thể tin rằng có hiện diện ở bất kỳ nơi nào đó trên thế giới các sự đền bù cho những tai họa mà chúng ta đã trải qua, một hành động gây tổn thương sẽ phải được giáng ra …và một sự tổn thương không đáng phải gánh chịu bởi chính phủ đó. [Có tiếng vỗ tay từ phía giữa và bên cánh tả.] Tôi sẽ né tránh hành động gây tổn thương này với tất cả sức mạnh từ lòng yêu nước của tôi! [Có tiếng vỗ tay mới và hoan hô tư cùng những hàng ghế trên.]
*
*          *
Thưa các ngài, hiện có các sự cứu xét cụ thể xứng đáng với sự quan tâm của mọi người yêu nước. Các điều kiện của chiến tranh hải quân đã bị thay đổi một cách sâu xa. [Có tiếng “Rất đúng! Rất đúng!”]

Tại thời điểm này, như các ngài hay biết, một tàu chiến không thể vận tải số than đá cho hơn mười bốn ngày hải hành, bất luận là chiếc thuyền được tổ chức hoàn hảo tới đâu, và một chiếc thuyền không còn than đá là một chiếc thuyền vô chủ trên mặt biển, được bỏ mặc cho kẻ đầu tiên gặp nó. Do đó, nhu cầu cần có trên các đại dương những trạm tiếp liệu, các nơi nương náu, các hải cảng để phòng vệ và tái tiếp tế. [Có tiếng vỗ tay từ hàng ghế giữa và bên cánh tả. Nhiều âm thanh la ó ngắt lời khác nhau.] Và chính vì lý do đó mà chúng ta đã cần có Tunisia, chính vì lý do đó mà chúng ta đã cần có Sàigòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long, chính vì lý do đó mà chúng ta cần có Madagascar, rằng chúng ta đang hiện diện tại Díego-Suarez và Vohemar [hai hải cảng của Madagascar] và chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ chúng! [Có tiếng vỗ tay từ số lớn các hàng ghế.] Thưa các ngài, tại Âu Châu trong giờ phút này, trong sự cạnh tranh với quá nhiều đối thủ mà chúng ta nhìn thấy đang lớn mạnh quanh chúng ta, ở một vài nước bằng các kiện toàn các lực lượng quân sự và hải quân của họ, những nước khác bằng sự phát triển phi thường của một dân số không ngừng gia tăng; tại một Âu Châu, hay đúng hơn trong một thế giới lọai này, một chính sách ẩn thân hòa bình hay bất động chỉ là một con đường cao tốc dẫn đến tình trạng suy đồi! Các dân tộc chỉ trở nên vĩ đại trong thời đại chúng ta bằng các họat động mà họ khai triển; chứ không chỉ bằng việc “đánh bóng một cách êm ả các định chế “ [Có tiếng la ó ngắt lời từ các hàng ghế cực hữu và cực tả] mà lại làm cho họ trở thành vĩ đại trong thời buổi này.
*
*          *
Đối với tôi, tôi lấy làm kinh ngạc khi nhận thấy các đảng phe quân chủ trở nên phẫn nộ về sự kiện rằng Cộng Hòa Pháp Quốc đang theo đuổi một chính sách không tự giam mình vào lý tưởng của sự khiêm tốn, của sự rụt dè, và, nếu các ngài cho phép tôi dùng một thành ngữ, và của cơm gạo [bread and butter, bánh mì và bơ, trong nguyên văn, chú của người dịch] [có tiếng ngắt lời và tiếng cười từ cánh tả] mà các đại biểu của các chế độ quân chủ đã sụp đổ muốn áp đặt trên nước Pháp. [Có tiếng vỗ tay từ hàng ghế giữa.]

… [Đảng Cộng Hòa] đã từng bày tỏ rằng nó hoàn toàn hay biết rằng không một ai lại có thể áp đặt trên nước Pháp một lý tưởng chính trị phù hợp với các dân tộc như một nước Bỉ độc lập hay Cộng Hòa Thụy Sĩ; rằng nước Pháp cần một thứ lý tưởng chính trị khác nữa: rằng nó không thể chỉ là một xứ sở tự do, rằng nó còn phải trở nên một đất nước vĩ đại, hành xử tất cả ảnh hưởng chính đáng của nó trên định mệnh của Âu Châu, rằng nó phải truyền bá ảnh hưởng này trên toàn thế giới và chuyên chở đến mọi nơi mà nó có thể đi đến ngôn ngữ của nó, phong tục của nó, ngọn cờ, vũ khí và tài năng của nó. [Có tiếng vỗ tay từ hàng ghế giữa và cánh tả.]
Quân Việt phục kích tàu Pháp tại vịnh Bắc Việt

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:
I. VÀI NÉT VỄ JULES FERRY (1832 – 1893):

Jules Ferry là chính trị gia của Pháp Quốc đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức chinh phục và hoàn tất việc áp đặt Việt Nam thành một thuộc địa của Pháp, với việc cưỡng chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong hai nhiệm kỳ làm Thủ Tướng của ông ta, trong khoảng từ 1880 đến 1885.

Jules Francois Camille Ferry sinh ngày 5 tháng Tư năm 1832 tại Saint-Díe, thuộc vùng Vosges, nước Pháp, theo học luật và tham gia vào luật sư đoàn tại Paris. Ông chuyển sang hoạt động chính trị và viết cho nhiều tờ báo, đặc biệt cho tờ Le Temps. Ông đả kích Đệ Nhị Pháp Quốc Đế Chính (Second French Empire) một cách mạnh mẽ, đặc biệt chống lại Nam Tước Haussmann, thị trưởng thành phố Seine. Được bàu làm dân biểu của Paris vào năm 1869, ông phản đối việc tuyên chiến với Đức, và vào ngày 6 tháng Chín, 1870, được bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Seine bởi chính phủ bảo vệ quốc gia.

Trong chức vụ này ông đã gặp khó khăn trong việc điều hành Paris trong suốt thời gian bị vây hãm, và sau khi xảy ra vụ Công Xã Ba Lê (Paris Commune) ông đã bị bắt buộc phải từ chức (ngày 5 tháng Sáu, 1871). Từ năm 1872-1873, ông được phái đi làm sứ thần tại Athens (Hy Lạp), nhưng đã quay trở lại quốc hội với tư cách dân biểu vùng Vosges, và trở thành một trong những lãnh tụ của đảng công hòa. Khi chính phủ công hòa đầu tiên được thành lập dưới sự lãnh đạo của WH Waddington ngày 4 tháng Hai năm 1879, ông trở thành một thành viên của nội các, và đã liên tục phục vụ trong nội các cho mãi đến ngày 30 tháng Ba, 1885, ngoạị trừ hai lần gián đọan ngắn ngủi trong các năm 1881-1882 và 1882-1883. Ông đã hai lần làm Thủ Tướng, lần đầu tiên, từ 23 tháng Chín, 1880 đến 14 tháng Mười Một, 1881, và lần thứ nhì từ 21 tháng Hai, 1883 đến 6 tháng Tư, 1885.

Hai công tác quan trọng được gắn liền với chính quyền của ông là việc tố chức nền giáo dục công không mang tính chất tôn giáo và sự khởi đầu cho việc bành trướng thuộc địa của Pháp.

Sau khi Pháp bị thất trận trước nước Đức năm 1870, ông đã hình thành tư tưởng về việc sở đắc một đế quốc thuộc địa rộng lớn, nhưng không thực dân hóa, mà chỉ nhằm khai thác về kinh tế. Ông đã hướng dẫn các cuộc thương thảo dẫn đến việc thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp tại Tunis (1881), chuẩn bị cho hiệp ước ngày 17 tháng 12, 1885 chiếm đóng Madagascar, chỉ đạo sự khai thác Congo và vùng Niger; và trên hết, ông đã tổ chức cuộc chinh phục Đông Dương. Sự xúc động tại Paris bởi sự triệt thoái không mấy quan trọng của quân Pháp tại tỉnh Lạng Sơn đã khiến ông mất chức Thủ Tướng (ngày 30 tháng 3, 1885), nhưng phải kể hiệp ước hòa bình với Trung Hoa (ngày 9 tháng Sáu, 1885) là thành quả của ông.

Ông vẫn là một thành viên thế lực trong đảng cộng hòa ôn hòa. Sau khi có sự từ chức của Jules Grévy (ngày 2 tháng Mười Hai, 1887), ông ra tranh cử chức vụ Tổng Thống, nhưng đã rút lui sau khi không được phe cấp tiến ủng hộ.

Cuộc bút chiến dữ dội vào thời điểm đó đã khiến cho một kẻ điên khùng dùng súng bắn ông, và ông đã bị chết vì vết thương hôm 17 tháng Ba, 1893.
Người Hán tại Hà Nội
II. SỰ CAN DỰ CỦA JULES FERRY VÀO CUỘC CHINH PHỤC ĐÔNG DƯƠNG:

Các sự kiện dưới đây được trích dẫn từ quyển “Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp tại Việt Nam, 1858-1897” của Nguyễn Xuân Thọ, bản in lần thứ 2, có bổ sung, tác giả xuất bản, Paris, 2002 (dịch từ bản Pháp văn: Les Débuts de L’installation du Système Colonial Francais au Viet-Nam (1858-1897).

1. “Chính phủ đầu tiên của Jules Ferry (9/1880 – 11/1881) chủ trương bành trướng thuộc địa, khởi đầu bằng việc đánh chiếm Tunisie và sửa soạn tiến đánh Bắc Kỳ.”(trang 315).

2. “Một “đảng thuộc địa” thực sự đã thành hình, với sự giúp đỡ tích cực của Jules Ferry, đã tiến hành một chiến dịch rất có hệ thống, đòi xét lại Hiệp Ước Pháp-Việt 1874 [hiệp ước ký kết ngày 15/3/1874 giữa Phó Đô Đốc Dupré và Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường, thừa nhận chủ quyền của người Pháp trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ, mở cửa hai cảng ở ngoài Bắc và một cảng ở miền Trung và Pháp có quyền mở Tòa lãnh Sự tại mỗi nơi này, ngoài viên “Công sứ” Pháp tại Huế. Việt Nam còn bị buộc đi theo chính sách ngoại giao của Pháp và tôn trọng việc truyền đạo Thiên Chúa nhiều hơn nữa … Hai ngày sau khi bản hiệp ước được ký kết, trưởng đoàn ngoại giao của Việt Nam là Lê Tuấn chết tại nhà khách phái đoàn, được nói đã uống thuốc độc tự tử, chú của người dịch] (các trang 331-332), như một duyên cớ để xâm chiếm toàn cõi Việt Nam, với “các sự kiện mà Thống Đốc Nam Kỳ gọi là “nghiêm trọng, như việc bắt giữ một người Việt Nam, công dân Pháp, vì tội nhập lậu tiền đồng và sự hiện diện của quân đội Tàu tại miền Bắc Việt Nam..” (trang 332).

3. “Sau nhiều lần bị Quốc Hội bác bỏ, lần này những chi phí mà Bộ Hải Quân và Bộ Ngoại Giao cùng kết hợp xin [để thực hiên cuộc chinh phục vũ trang tại Bắc Kỳ, chú của người dịch], đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua hồi tháng 7, 1881.” (trang 332), với sự vận động với Hội Kín “France Maconnerie”, một hội kín chính trị quan trọng tại Pháp lúc bấy giờ, “điều kiện tối cần cho việc biểu quyết các kinh phí cần thiết”, của Jean Dupuis, thương gia Pháp là kẻ đã muốn thực hiện kế hoạch của [Phó]Đô Đốc Dupré nhằm đánh chiếm Bắc Kỳ trước đó, Millot, cộng sự viên của Dupuis, và Thiếu Tá Fournier, người sẽ ký kết thỏa hiệp ngày 11/5/1884 sau này với Lý Hồng Chuơng, quan chức lãnh đạo mọi ngoại giao của chính phủ Trung Hoa khi đó . Chính Jules Ferry, khi làm Thủ Tướng lần đầu tiên, đã khuyên Dupuis gắng đợi [cho đến] khi những vấn đề chính trị của Bắc Kỳ được giải quyết xong, …(và) có thể hy vọng trở lại Bắc Kỳ vào cuối năm 1882. (329).

4. Đại Tá Henri Rivière được giao chỉ thị “phải chinh phục Bắc Kỳ một cách im lặng, tránh quân đội Tàu được càng nhiều càng tốt, đừng khơi động sự nghi kỵ của các nước.” (trang 326). Henri Rivière có mặt tại Hà Nội ngày 3/4/1882, và tấn công chiếm đoạt thành Hà Nội hôm 25/4/1882.

5. Vua Tự Đức(!!!) gửi thư xin cầu cứu nhiều lần đến Tăng Quốc Thuyên [hay Phiên ?, chú của người dịch] (trang 345), Tổng Đốc Lưỡng Quảng nhưng không biết là Tăng Quốc Thuyên đã đề nghị Bắc Kinh “nên lợi dụng tư cách láng giềng và sự yếu đuối của nước Việt Nam để chiếm đóng nước này, dưới danh nghĩa giúp Việt Nam tiêu diệt nạn cướp. Về sau, khi cơ hội cho phép, chúng ta sẽ chiếm lấy các tỉnh ở phía Bắc sông Hồng …” (trang 346). Trong thực tế, từ tháng 8, 1874, Trung Hoa đã đổ quân chiếm một phần ba lãnh thổ Bắc Kỳ khi đó, và đã tiến sát tới Hà Nội.

6. Để tránh chiến tranh với Trung Hoa, Bourée, đại sứ Pháp tại Bắc Kinh khi đó mở cuộc điều đình và ngày 20/12/1882, đã đề nghị với đại diện Trung Hoa, Lý Hồng Chương, giải quyết chuyện Bắc Kỳ bằng cách phân chia: Trung Hoa sẽ chiếm tả ngạn sông Hồng, còn hữu ngạn là phần của Pháp. Nội dung sự thỏa hiệp như sau:

“1. Với điều kiện là quân đội Thiên Triều rút khỏi những vùng đất đai mà họ đang chiếm đóng ngoài biên giới tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, và trở về lãnh thổ của mình, hoặc ít ra là không vượt ra ngoài biên giới quá bao nhiêu “lí [dặm, chú của người dịch]” đó, ông Bourée sẽ chuyển đạt tới Tổng Lí nha môn [nội các chính phủ Trung Hoa, chú của người dịch] một bức công hàm, trong đó ông tuyên bố, bằng văn bản, rằng nước Pháp không theo đuổi một ý đồ chinh phục nào, một hành động nào chống lại chủ quyền lãnh thổ của nhà Vua An Nam.

2. Nước Pháp tìm cách chủ yếu để mở một con đường thủy, lưu thông từ Vân Nam đến biển, để con đường thủy này mang lại lợi ích cho mình, nó phải dẫn tới một điểm nào đó trên đất Tàu, tại đó có thể thiết lập những cơ sở thương mại, những cửa hàng, những kho chứa hàng, những bến cảng v.v….

“Trước kia nơi đó là Mạn Hảo … Xuôi xuống, ít nhiều, trên đấtViệt Nam và trên bờ sông Koi (tức sông Hồng), thì có thành phố Lào Kay; Lào Kay giàu có về tài nguyên hơn Mạn Hao nhiều, lại có an ninh mà ở Mạn Hao không có; sau nữa là sông, ở đây, căn bản sâu hơn. Nếu chọn Lào Kay làm điểm tận cùng của con đường giao thông ngược dòng sông Hồng thì chính phủ Tàu sẽ coi thành phố này như là thuộc về lãnh thổ Tàu, do đó các trạm hải quan Tàu sẽ được thiết lập lại, và những sản phẩm nước ngoài, vượt qua hàng rào này rồi, sẽ chịu một chế độ chung bình thường, như tất cả những sản phẩm khác đã nhập vào nội địa Tàu, qua các cửa biển đã được mở. Ngoài ra, chính phủ Thiên triều sẽ tạo mọi điều kiện để các thứ hàng hóa nội địa, dành cho xuất khẩu, được xuôi về Lào Kay một cách dễ dàng (ví dụ trừ bọn thổ phỉ, chuyển về Lào Kay những khoản thuế quan biên thùy).

3. Để quét sạch khỏi đất Bắc Kỳ những đảng trộm cướp, tàn phá, cướp bóc làng mạc, nhân dân, và đưa lại một nền cai trị hợp pháp, bảo đảm cho mọi người được sống trong trật tự và an ninh, hai chính phủ sẽ thỏa thuận với nhau để rạch một con đường phân ranh giới, được xây dựng, đi qua giữa sông Hồng và biên giới Tàu. Những đất đai ở phía Bắc đường ranh giới ấy sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của Tàu, vùng phía Nam đặt dưới sự kiểm soát của Pháp.

“Tàu và Pháp cam kết với nhau, sẽ giữ nguyên tình trạng đã được hai bên thỏa thuận và khi cần, bảo vệ sự nguyên vẹn của Bắc Kỳ, trong biên giới tự nhiên của nó, chống lại mọi âm mưu xâm phạm đến nó.” (các trang 350-351)

Sự phân chia “Bắc kỳ gạo” cho Pháp và “Bắc kỳ mỏ” cho Trung Hoa này bị “đảng thuộc địa” theo chủ trương bành trướng thuộc địa của Jules Ferry bác bỏ, vì họ “không hề nghĩ đến chuyện từ bỏ những ý đồ thuộc địa của họ ở Việt Nam.” (trang 353).

7. Đại sứ Bourée bị cách chức vì lý do chính thức “chưa bao giờ xin phép, và cũng không bao giờ nhận được phép tiến hành những cuộc thương lượng đó.” (trang 352). Theo lời của chính Bourée nói với Lý Hồng Chương sau này vào ngày 29/3/1883 tại Thiên Tân, ông ta đã giải thích rằng ông bị triệu hồi về nước là do những người có nhiều quyền lợi ở Bắc Kỳ:

“… Tại Pháp, … có những người chẳng có lương tâm, trong số đó có một ông Bác sĩ, và một tay môi giới buôn rượu, đã sáng lập “Công ty mỏ Bắc kỳ”; họ cho rằng tại Bắc Kỳ có những mỏ kim loại chất lượng tốt. Nhiều đại biểu Quốc Hội đã mua cổ phần công ty ấy. Nhưng sông Hồng còn bị phong tỏa và những hầm mỏ Bắc kỳ có khai thác, cũng không thể vận chuyển đi được. Tỷ giá các cổ phần của “Công ty Mỏ Bắc kỳ” bị sụt xuống. Muốn nâng tỷ giá ấy lên trở lại, người ta tuyên truyền về sự giàu có của những hầm mỏ đó, và người ta tuyên bố sự cần thiết phải chinh phục Bắc kỳ … Ngay khi Challemel-Lacour vừa nắm chức bộ trưởng ngoại giao, người ta đã nói rõ cho ông biết rằng muốn giữ vững cương vị thì phải nghe theo lời họ ..” (trang 361).

8. Không đề cập gì đến những cuộc thương thuyết đã dự định, Trung Hoa mời triều đình Huế cử một hoặc hai vị qua cao cấp sang Thiên Tân để “được hỏi ý kiến.” Vua Tự Đức đã cử Hình Bộ Thượng Thư Phạm Thân Duật và Quốc Vụ Khanh Nguyễn Thuât. Sứ đoàn sang đến Thiên Tân ngày 17/3/1883 mang theo các mật thư gửi Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Thuyên yêu cầu Trung Hoa viện trợ Việt Nam nhiều mặt, kể cả “việc xin các hạm đội Tàu cùng 20,000 quân Tàu giúp sức mình bảo vệ Huế.” (trang 355 và trang 356)

9. Trong khi đó, tại Pháp, ngày 21/2/1883, Jules Ferry lại thành lập nội các thứ nhì, càng cổ võ hơn nữa cho chủ nghĩa bành trướng thuộc địa, cụ thể qua bài diễn văn được dịch ở trên.

10. Công ty hàng hải của Trung Hoa, Chiêu Thương Cuộc (China Merchant’s Navigation Company) yêu cầu Việt Nam nhượng cho họ mỏ than Hòn Gay làm Pháp lo sợ. Nên nhớ Chiêu Thương Cuộc là một cơ quan của chính phủ Trung Hoa, trong đó Tăng Quốc Thuyện Lý Hồng Chương v.v… là những cổ đông chính. Ngày 12/3/1883, Rivière chiếm Hòn Gay, và chiếm tỉnh Nam Định ngày 27/3/1883. Thống Đốc Nam Kỳ mới, Thomson, xin Paris cho thêm viện trợ và xin phép đánh Huế. (trang 365) Ngày 26/4/1883, Paris cho phép Rivière đánh chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây nếu cần và thông báo sẽ gửi thêm 2,000 quân cho Rivière. Ngày 19/5/1883, Rivière bị tử trận tại Hà Nội. Chính phủ Jules Ferry gửi một bức điện tín cho đội quân viễn chinh đề ngày 27/5/1883, tuyên bố “Nước Pháp sẽ trả thù cho những người con vinh quang của mình.” (trang 368).

11. “Bốn ngày trước khi Rivière tử trận, tức ngày 15/5/1883, … Hạ Viện đã biểu quyết, theo yêu cầu của Jules Ferry, bằng 351 phiếu thuận và 46 phiếu chống, một đạo luật quyết định gửi sang Bắc Kỳ một đội quân viễn chinh quan trọng, với một kinh phí phụ là 5,300,000 phật lăng …” (trang 370). Tính đến ngày 4/10/1883, tại Bắc Kỳ, lực lượng quân sự Pháp có 9,134 người và ở Huế có 737 người.

12. Ngày 19/7/1883, vua Tự Đức băng hà. Cùng ngày này, Brun, Bộ Trưởng Hải Quân trong chính phủ Jules Ferry, đã đánh điện chon Harmand, làm đai diện tối cao của Pháp tại Việt Nam, nội dung như sau: “Tôi cho phép thực hiện một hành động quân sự ở Thuận An, dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Courbet, với điều kiện là ông Đô Đốc xét thấy đã cầm chắc trong tay thắng lơi.” (trang 376). Ngày 18/8/1883, hạm đội của Đô Đốc Courbet đến cửa sông Hương, đòi nộp các đồn phòng thủ Thuận An trong vòng hai tiếng đồng hồ, không đúng thời hạn thì sẽ bị pháo kích … Các đồn bị thất thủ …Ngày 23/8/1883, Harmand gửi tối hậu thư cho triều đình Huế, kèm theo một dự thảo Hiệp Ước sau đó được ký kết vào ngày 25/8/1883, theo đó “Việt Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp; Pháp nắm quyền lãnh đạo ngoại giao, “kể cả [với] Tàu”. Vậy là Việt Nam mất cả quyền độc lập quốc gia.” (trang 378). Hiệp ước này tuy thế đã không được phê chuẩn và được thay thế sau này bằng bản Hiệp Ước Patenotre ký ngày 6/6/1884.

13. Ngày 15/10/1883, Tăng Kỉ Trách thông báo đến Bộ Ngoại Giao Pháp các đề nghị như sau: “Bắc Kinh yêu cầu, hoặc trở lại trạng thái xã hội trước 1873, vì Việt Nam đã được công nhận là độc lập với mọi cường quốc, trừ với Tàu; hoặc chấp nhận một cách thu xếp, theo đó, Tàu được độc quyền hoạt động trên sông Hồng, với một Khu trung lập nằm giữa Quảng Bình và vĩ tuyến 20.” (trang 403)

14. Trong đầu “tháng 12/1883, Tăng Kỉ Trạch phái Macartney [thư ký riêng của ông ta, chú của người dịch] qua Luân Đôn, thông báo với bộ Ngoại Giao Anh: rằng Tàu sẵn sàng từ bỏ phần lãnh thổ Bắc Kỳ, nằm phía Nam Sơn Tây, và vùng châu thổ sẽ được mở cửa cho tất cả các nước. Ông ta muốn biết thêm Anh, Đức, Nga, Hoa Kỳ và Ý có thể áp đặt những điều cơ sở như vậy hay không.” (trang 404-405)

15. Để tránh đụng độ với Trung Hoa, Jules Ferry đã đề nghị thiết lập một khu trung lập hạn chế, trong thư của ông ta gửi Tăng Kỷ Trạch, đề ngày 15/12/1883 với nội dung như sau:

“1. Chính phủ Pháp cam kết sẽ không đóng một điểm nào và không tiến hành một hoạt động nào trong vùng đất giới hạn, phía Bắc bởi đường biên giới Tàu và phía Nam bởi một đường … đi từ một điểm ở bờ biển giữa vĩ tuyến 21 đến 22 đến con sông Hồng, phía thượng nguồn của Lào Kay.

“Về phần mình, chính phủ Tàu cũng sẽ cam kết không chiếm đóng một điểm nào và không tiến hành một hoạt động nào trong cùng vùng đất ấy.

“Tại vùng đất này, việc cai trị của người Annam vẫn được duy trì. Ở đây không được xây dựng công sự. Nếu có những toán quân vũ trang đến cư ngụ tại đó, hoặc nếu xảy ra những vụ lộn xộn làm ảnh hưởng đến nền trật tự an ninh của những vùng xung quanh, thì Tàu và Pháp có thể cùng nhau, hoặc riêng lẻ, đưa lực lượng quân sự vào, sau khi đã thỏa thuận nhất trí với nhau về mục tiêu, cũng như về quy mô của cuộc hành quân. Những lực lượng ấy sẽ phải rút ngay ra, ngay sau khi mục đích đã đạt.

“2. Thành phố Man Hảo, trên sông Hồng, thuộc tỉnh Vân Nam, sẽ được mở cửa cho sự buôn bán của nước ngoài, trong những điều kiện tương đương với các thành phố và cảng khác của đế quốc Tàu, mà sự buôn bán của nước ngoài đã được phép …” (trang 401)

Đề nghị nhượng cho Tàu một phần đất Bắc Kỳ này là một bước thối lui của Pháp, nhưng phía Trung Hoa không chịu và chỉ thị cho Tăng Kỉ Trạch tại Paris rằng: đường giới hạn vùng Pháp chiếm đóng phải được vạch ra trong địa phận tỉnh Quảng Bình, nghĩa là rất xa phía Nam sông Hồng. Jules Ferry đã trả lời Tăng Kỉ Trạch rằng “chính phủ Pháp không thể nào tán thành đề nghị của phía Tàu được” trong cuộc gặp gỡ hôm 20/12/1883. (trang 403)

16. Ngày 12/3/1884, Pháp đánh chiếm Bắc Ninh; ngày 21/4/1884, chiếm Hưng Hóa, và 31/5/1884, Pháp tiến vào Tuyên Quang. Quân Đội Tàu tan vỡ, chạy về biên giới (trang 427).

17. “Sự thất bại ở Bắc Ninh làm cho Thiên Triều bị xúc động manh…cả Tàu và Pháp đều mong muốn có một sự dàn xếp…Jules Ferry giao trách nhiệm điều đình cho viên Thiếu Tá hải quân Ernest Francois Fournier, một người có nhiều quan hệ cá nhân với Lý Hồng Chương. Kết quả, Hiệp ước Thiên Tân “trong đó Pháp hoàn toàn được thỏa mãn tại Bắc Kỳ, nhưng danh dự và lòng tự ái của Tàu cũng được bảo đảm” đã được ký kết ngày 11/5/1884 giữa Lý Hồng Chương và Fournier.

18. Ngày 6/6/1884, Hiệp ước Patenotre (tên viên đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp tại Trung Hoa, đại diện thương thảo cho nước Pháp) “quy định rằng Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp và mất quyền độc lập dân tộc,” chấm dút “chế độ chư hầu của Triều đình Huế đối với Tàu,..” (trang 434).

19. “Thỏa ước Thiên Tân và Hiệp ước bảo hộ không …mang lai hòa bình ở Viễn Đông.” (trang 463). Tháng 8/1884, vua Hàm Nghi lên ngôi sau nhiều sự thay vua tại Huế kể từ khi vua Tự Đức băng hà. Ngày 5/7/1885, vua Hàm Nghi đã rời bỏ kinh thành, cầm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Bên Tàu, bộ trưởng ngoại giao mới, Khánh thân vương, là một người kình chống với Lý Hồng Chương, và phe chủ chiến không chịu phê chuẩn Thỏa Ước Thiên Tân. “Bắc Kinh phủ nhận rằng, Hiệp ước [Thiên Tân] có quy định sự rút lui lập tức của quân Tàu ra khỏi Bắc Kỳ. Về phía họ, quân Pháp … được lệnh đi “tiếp quản” Lạng Sơn… ngày 23/6/1884, đã gặp những đội quân rất đông của Tàu; quân Tàu tiến công; quân Pháp phải rút lui với nhiều thiệt hại đáng kể.” (trang 466) “Ngày 12/7/1884, Jules Ferry gửi cho Bắc Kinh một bức tối hậu thư, được gia hạn đến 19/8 [để rút quân].” (trang 467). ……”Vậy là những chiến dịch quân sự lại bắt đầu trở lại, … ngày 8/10/1884, Nigrier đã đẩy lui một đội quân Tàu từ Quảng Tây đến, tại kép (12 cây số phía bắc thành phố Bắc Giang)”. Cuối tháng 12, Pháp gửi viện binh sang… Đầu tháng 2/1885, quân Pháp lại một lần nữa mở những cuộc tấn công mới. Tuyên Quang được giải tỏa; Lạng Sơn bị đánh chiếm và Nigrier, theo lệnh của Paris, đang muốn gây áp lực cho những cuộc điều đình đang được tiến hành với nước Tàu, tiến quân vào nội địa lãnh thổ Tàu, nhưng không thể nào đóng quân lại tại đây được, vì vấp phải sự chống cự của những lực lượng, đông hơn gấp bôi. Trong cuộc lui quân, Nigrier bị trọng thương; người thay thế ông ta làm chỉ huy, mất cả bình tĩnh, ra lệnh cho mạnh ai nấy chạy, bỏ thành Lạng Sơn ngày 28/3/1885 …

Sự thất bại, biến thành “thảm họa Lạng Sơn”, làm nảy sinh ra tại cung điện Bourbon những quyết định quyết liệt.” Trong phiên họp ngày 30/3/1885, nội các Jules Ferry bị lật đổ, nhưng quốc hội Pháp sau đó đã phê chuẩn một kinh phí phụ để theo đuổi cuộc xâm chiếm Việt Nam. Tuy nhiên quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Tàu đã đã được nối lại trước ngày Jules Ferry bị lật đổ qua hiệp ước được chính thức ký kết giữa Patenotre và Lý Hồng Chương sau này vào ngày 9/6/1885, với nội dung đơn giản là trở lại với Hiệp ước Thiên Tân. (các trang 468-471)

20. Tư tưởng và hành động của Jules Ferry về chủ nghĩa bành trướng thuộc địa đã mang lại cho Jules Ferry biệt hiệu “Tên Bắc Kỳ: Le Tonkinois” (trang 470)

21. Một bức tượng của Jules Ferry đă được dựng lên tại thành phố Hải Phòng dưới thời Paul Beau làm Toàn Quyền Đông Dương, 1902-1908. Không rõ số phận của bức tượng đó ra sao?

Jules Ferry
Ngô Bắc dịch và chú giải


Nguồn: Modern Imperialism – Western Overseas Expansion and Its Aftermath 1776-1965, edited with an introduction by Ralph A. Austen, University of Chicago, Lexington, Massachusetts: D.C. Heath and Company, 1969, các trang 70-73.

Ngô Bắc dịch

© 2006 gio-o

Tài liệu đọc thêm

Jules Ferry (1832-1893),

On French Colonial Expansion

Ferry was twice prime minister of France, from [1880-1881, 1883-1885]. He is especially remembered for championing laws that removed Catholic influence from most education in France and for promoting a vast extension of the French colonial empire.

The policy of colonial expansion is a political and economic system … that can be connected to three sets of ideas: economic ideas; the most far-reaching ideas of civilization; and ideas of a political and patriotic sort.

In the area of economics, I am placing before you, with the support of some statistics, the considerations that justify the policy of colonial expansion, as seen from the perspective of a need, felt more and more urgently by the industrialized population of Europe and especially the people of our rich and hardworking country of France: the need for outlets [for exports]. Is this a fantasy? Is this a concern [that can wait] for the future? Or is this not a pressing need, one may say a crying need, of our industrial population? I merely express in a general way what each one of you can see for himself in the various parts of France. Yes, what our major industries [textiles, etc.], irrevocably steered by the treaties of 18601 into exports, lack more and more are outlets. Why? Because next door Germany is setting up trade barriers; because across the ocean the United States of America have become protectionists, and extreme protectionists at that; because not only are these great markets … shrinking, becoming more and more difficult of access, but these great states are beginning to pour into our own markets products not seen there before. This is true not only for our agriculture, which has been so sorely tried … and for which competition is no longer limited to the circle of large European states …. Today, as you know, competition, the law of supply and demand, freedom of trade, the effects of speculation, all radiate in a circle that reaches to the ends of the earth …. That is a great complication, a great economic difficulty; … an extremely serious problem. It is so serious, gentlemen, so acute, that the least informed persons must already glimpse, foresee, and take precautions against the time when the great South American market that has, in a manner of speaking, belonged to us forever will be disputed and perhaps taken away from us by North American products. Nothing is more serious; there can be no graver social problem; and these matters are linked intimately to colonial policy.

Gentlemen, we must speak more loudly and more honestly! We must say openly that indeed the higher races have a right over the lower races ….

I repeat, that the superior races have a right because they have a duty. They have the duty to civilize the inferior races …. In the history of earlier centuries these duties, gentlemen, have often been misunderstood; and certainly when the Spanish soldiers and explorers introduced slavery into Central America, they did not fulfill their duty as men of a higher race …. But, in our time, I maintain that European nations acquit themselves with generosity, with grandeur, and with sincerity of this superior civilizing duty.

I say that French colonial policy, the policy of colonial expansion, the policy that has taken us under the Empire [the Second Empire, of Napoleon 1111, to Saigon, to Indochina [Vietnam], that has led us to Tunisia, to Madagascar-I say that this policy of colonial expansion was inspired by… the fact that a navy such as ours cannot do without safe harbors, defenses, supply centers on the high seas …. Are you unaware of this? Look at a map of the world.

Gentlemen, these are considerations that merit the full attention of patriots. The conditions of naval warfare have greatly changed …. At present, as you know, a warship, however perfect its design, cannot carry more than two weeks’ supply of coal; and a vessel without coal is a wreck on the high seas, abandoned to the first occupier. Hence the need to have places of supply, shelters, ports for defense and provisioning…. And that is why we needed Tunisia; that is why we needed Saigon and Indochina; that is why we need Madagascar… and why we shall never leave them! … Gentlemen, in Europe such as it is today, in this competition of the many rivals we see rising up around us, some by military or naval improvements, others by the prodigious development of a constantly growing population; in a Europe, or rather in a universe thus constituted, a policy of withdrawal or abstention is simply the high road to decadence! In our time nations are great only through the activity they deploy; it is not by spreading the peaceable light of their institutions … that they are great, in the present day.

Spreading light without acting, without taking part in the affairs of the world, keeping out of all European alliances and seeing as a trap, an adventure, all expansion into Africa or the Orient-for a great nation to live this way, believe me, is to abdicate and, in less time than you may think, to sink from the first rank to the third and fourth.

Source:

From Jules François Camille Ferry, “Speech Before the French Chamber of Deputies, March 28, 1884,” Discours et Opinions de Jules Ferry, ed. Paul Robiquet (Paris: Armand Colin & Cie., 1897), -1. 5, pp. 199-201, 210-11, 215-18. Translated by Ruth Kleinman in Brooklyn College Core Four Sourcebook

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét