Khánh An, phóng viên RFA

Trung Quốc muốn độc quyền biểu dương lực lượng ở biển Đông?
   Liên quan đến việc Hoa Kỳ cùng tập trận với các nước Philippines và Việt Nam trong tháng này, phía Trung Quốc cho rằng hành động trên của Hoa Kỳ là “không thích hợp” trong thời điểm hiện nay
phóng viên AFP


Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc - Tướng Trần Bỉnh Đức trong cuộc họp báo chung với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Bắc Kinh. (07-11-2011) khi mà căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Khánh An tìm hiểu ý kiến của một số quân nhân cao cấp của Việt Nam về đánh giá trên và tường trình.

Hoa Kỳ tập trận ở Biển Đông không đúng lúc?

Ngay sau khi cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày giữa hải quân Philippines và Hoa Kỳ tại vùng biển Sulu, gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông vừa kết thúc, Việt Nam tuyên bố nội trong tháng này sẽ có diễn tập quân sự cùng với Hoa Kỳ. Những hoạt động này, theo phát biểu của Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bính Đức với tờ Tân Hoa Xã, là “những tín hiệu hỗn hợp” đối với Trung Quốc.

Các cuộc diễn tập quân sự chung của Hoa Kỳ với Việt Nam và Philippines trên vùng Biển Đông,mặc dù đã từng diễn ra trước đây, nhưng vào thời điểm này nó lại cực kỳ không thích hợp”

Tướng Trần Bính Đức

Lên tiếng trong buổi tiếp Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ tại Bắc Kinh hôm 11/7, Đô đốc Mike Mullen,Tướng Trần Bính Đức cho rằng mặc dù “Hoa Kỳ nhiều lần nói rằng sẽ không can thiệp vào vấn đề tranh chấp Biển Đông nhưng lại liên tục gửi ra những thông điệp hoàn toàn đối nghịch. Các cuộc diễn tập quân sự chung của Hoa Kỳ với Việt Nam và

Hải quân Hoa Kỳ tập trận trên biển Đông năm 2010 ảnh minh họa. AFP

Philippines trên vùng Biển Đông,mặc dù đã từng diễn ra trước đây, nhưng vào thời điểm này nó lại cực kỳ không thích hợp” vì những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Nhận xét về chỉ trích trên của Bắc Kinh, đại tá hải quân Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng việc Hoa Kỳ tập trận với các nước ASEAN chỉ đơn thuần là một hoạt động giao lưu quân sự, không liên quan gì đến những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Ông nói:

-Mỹ đã có sự cam kết liên minh với Philippines, rồi mối quan hệ với từng nước ASEAN và cả Việt Nam thì việc giao lưu về vấn đề quân sự là chuyện bình thường, không phải vì cái này mà làm căng thẳng. Sự căng thẳng ở Biển Đông là do những hành động khác, những hành động gây rối, gây ra sự không yên ổn cho những người làm ăn một cách lương thiện, hòa bình, chứ không phải là do các cuộc tập trận này.

Trong khi đó, nguyên tư lệnh phó binh chủng phòng không QĐNDVN đại tá Trần Liêm khẳng định nếu việc giao lưu quân sự của Hoa Kỳ với các nước Việt Nam mà gây ra sự bức xúc cho phía Trung Quốc thì đó là do phía Trung Quốc tự gây ra.

việc giao lưu về vấn đề quân sự là chuyện bình thường, không phải vì cái này mà làm căng thẳng. Sự căng thẳng ở Biển Đông là do những hành động khác, những hành động gây rối, gây ra sự không yên ổn cho những người làm ăn một cách lương thiện, hòa bình, chứ không phải là do các cuộc tập trận này.

Đại tá hải quân Quách Hải Lượng

-Việc Mỹ sắp đưa hai tàu khu trục vào thăm Đà Nẵng của Việt Nam thì đó là mối quan hệ giữa hải quân .
Đô đốc Mỹ Mike Mullen và Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc - Tướng Trần Bỉnh Đức trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh. (07-11-2011). AFP

hai bên. Vấn đề này là vấn đề thường xuyên, từ trước tới giờ cũng đã làm rồi. Nếu nói về vấn đề bức xúc thì bức xúc hay không là do phía Trung Quốc gây ra tình hình căng thẳng ở Biển Đông thì Trung Quốcsẽ thấy vấn đề này là bức xúc.

Đối với đại tá Quách Hải Lượng, những chỉ trích của Bắc Kinh về việc Hoa Kỳ diễn tập quân sự chung với các nước ASEAN là bất hợp lý vì đây là quyền lợi hợp pháp của các nước, kể cả Trung Quốc, trong khuôn khổ tuân thủ luật pháp quốc tế.

-Tôi chỉ muốn hỏi ngược lại, vậy Trung Quốc diễn tập thì có sao không? Trung Quốc diễn tập những cuộc diễn tập to, mang tính chất răn đe hẳn hoi thì có thích hợp không, mà lại đi bẻ người khác?

Chỉ tính trong vòng nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức các cuộc tập trận lớn nhỏ trên Biển Đông, trong đó có cả cuộc diễn tập quân sự,mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, diễn ra vào hồi cuối tháng 2 ngay trên quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Mặc dù căng thẳng gia tăng nhưng hầu hết các bên đều mong muốn giải quyết vấn tranh chấp bằng giải pháp hòa bình.

-Tôi chỉ muốn hỏi ngược lại, vậy Trung Quốc diễn tập thì có sao không? Trung Quốc diễn tập những cuộc diễn tập to, mang tính chất răn đe hẳn hoi thì có thích hợp không, mà lại đi bẻ người khác?

Đại tá HQ Quách Hải Lượng

Trong khi tất cả các nước ASEAN đề nghị cùng ngồi xuống bàn thương thảo với Trung Quốc để giải quyết vấn đề thì Bắc Kinh khăng khăng đòi thương lượng song phương, ngay cả với đề nghị của Ngoại trưởng Philippines gần đây là đưa vấn đề ra Tòa án Liên Hiệp Quốc cũng đã chính thức bị Bắc Kinh bác bỏ vào hôm 12/7.

Đòi hỏi không hợp lý của Trung Quốc

Đại tá Quách Hải Lượng cho rằng Trung Quốc tỏ ra bất nhất và bất hợp lý trong vấn đề này:
-Song phương mà nói chung chung là không hợp lý, là bởi vì thế này, thế nào là song phương? Song

Bản đồ các quốc gia tranh chấp vùng Biển Đông. Source us-china-institude

phương tức là hai nước có mối quan hệ với nhau trên một vấn đề nhất định. Mà vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc rất cần song phương là vấn đề Hoàng Sa. Thế nhưng mà khi nói đụng đến Hoàng Sa thì Trung Quốc bảo “Đấy là của tôi rồi, không cãi cọ gì nữa, không song phương”. Ông muốn song phương mà khi mà Việt Nam cần song phương với ông thì ông lại thôi! Thế là tự Trung Quốc bỏ đi.

Song phương tức là hai nước có mối quan hệ với nhau trên một vấn đề nhất định. Mà vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc rất cần song phương là vấn đề Hoàng Sa. Thế nhưng mà khi nói đụng đến Hoàng Sa thì Trung Quốc bảo “Đấy là của tôi rồi, không cãi cọ gì nữa, không song phương

Đại tá HQ Quách Hải Lượng

Cho nên việc song phương là phải đi vào chỗ nào và ăn nói phải cho nó hợp lý. Anh đề ra song phương nhưng đến lúc người ta cần song phương với anh về vấn đề Hoàng Sa thì anh lại bỏ đi, thế thì không đúng rồi. Thế còn vấn đề Trường Sa thì có rất nhiều nước có lợi ích ở đây thì người ta đều có quyền cùng ngồi vào để bàn, để tỏ thái độ của người ta đối với lợi ích của người ta ở đây, thế thì phải có tiếng nói chung chứ. Trung Quốc cứ cái kiểu “cả vú lấp miệng em”, cứ đưa ra nói rằng “Không được, thế là quốc tế hóa”. Vậy ai quốc tế hóa trước? Chính là Trung Quốc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc cái bản lưỡi bò.

Chính Trung Quốc đi trước một bước về quốc tế hóa. Trường Sa có nhiều nước có liên quan, có lợi ích mà bây giờ Việt Nam chỉ nói riêng với Trung Quốc song phương thì cái đó rất vô lý. Các nước khác tự nhiên sẽ nghi ngờ là ông Việt Nam với ông Trung Quốc “đi đêm” với nhau, thì đâm ra nó lại có hại cho cả uy tín của Trung Quốc lẫn Việt Nam, cái đó không có lợi cho cả hai bên. Cho nên nếu thông minh ra thì không nên đặt vấn đề như thế.

việc gia tăng sức mạnh quân sự cũng đồng nghĩa với gia tăng trách nhiệm, hợp tác và minh bạch. Nếu không có những yếu tố này khi gia tăng sức mạnh quân sự thì thay vì tăng cường an ninh và ổn định, nó có thể ảnh hưởng ngược lại

Đô đốc Mike Mullen

Phát biểu tại Bắc Kinh vào đầu tuần này, Đô đốc Mike Mullen, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cho rằng

“một xu hướng có thể nhìn thấy ở Trung Quốc và các quốc gia khác là nhanh chóng mở rộng hiện đại hóa quân sự. Tuy nhiên, việc gia tăng sức mạnh quân sự cũng đồng nghĩa với gia tăng trách nhiệm, hợp tác và minh bạch. Nếu không có những yếu tố này khi gia tăng sức mạnh quân sự thì thay vì tăng cường an ninh và ổn định, nó có thể ảnh hưởng ngược lại”.
Trong trường hợp này, có thể xem Trung Quốc là một ví dụ điển hình về tác dụng ngược của việc tăng cường sức mạnh quân sự không, khi quyền diễn tập quân sự của các nước láng giềng lại trở thành “vấn đề” đối với Bắc Kinh?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét