Gia Minh

Về chủ quyền Hoàng Sa

Tờ bằng của gia tộc họ Đặng tại Đảo Lý Sơn

Việt Nam vừa qua công bố thêm hai tư liệu chứng minh chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Hai tư liệu đó gồm một văn bản gọi là tờ bằng/ cấp cho dân địa phương ở Đảo Lý Sơn cử người ra trấn giữ Hoàng Sa, một là tờ châu bản thời Bảo Đại.


Lệnh của quan Bố Chánh Quảng Ngãi thực thi sắc chỉ của nhà vua Minh Mạng cử người ra canh giữ quần đảo Hoàng Sa

Báo chí trong nước hồi cuối tháng ba vừa rồi loan tin gia tộc họ Đặng tại Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trao cho cơ quan chức năng tờ bằng mà gia tộc này đã lưu giữ suốt 174 năm qua.

Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏa mạnh và giỏi nghề bơi-lặn để gia nhập đội thuyền, giao Đặng Văn Siểm lo kham việc đà công (người dẫn đường), giao cho Võ văn Công phụ trách hậu cần.

TS. Nguyễn Xuân Diện trích dịch

Nội dung tư liệu đó được tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, phó GĐ Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam dịch xin trích " Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏa mạnh và giỏi nghề bơi-lặn để gia nhập đội thuyền, giao Đặng Văn Siểm lo kham việc đà công (người dẫn đường), giao cho Võ văn Công phụ trách hậu cần.'

Ông Đặng Lên, người chủ hộ giữ tờ lệnh của tổ tiên cho biết về di vật quí giá đó và lý do sao đến nay gia đình mới trao cho cơ quan chức năng:

Gia tộc chúng tôi đến kỳ năm mới khui một lần cho con cháu xem, sắc chỉ này chúng tôi biết là quí giá , đời vua Minh Mạng thứ 15, đời ông chúng tôi nhận lệnh đưa người ra Hoàng Sa.

Gia đình không biết tiếng Hán nhưng nhờ người dịch là ông giáo viên Dương Quỳnh dịch năm 1979.

Gia tộc chúng tôi bảo tồn đến nay mới 'hiến dâng' cho bộ Văn hóa. Năm 1979 có người khảo cổ ra Lý Sơn nhưng không đầy đủ văn bản nên chúng tôi không giao.

Tờ châu bản thời Bảo Đại

Vào ngày 10 tháng 5 vừa qua thì Tờ Tuổi Trẻ ở Việt Nam loan tin về việc nhà nghiên cứu Phan Thuận An tại Huế cũng tìm thấy một tờ châu bản thời Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, với nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Chính ông Phan Thuận An trình bày về phát hiện vừa nói:

Vào năm 1939 theo lời đề nghị của Toà Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ  chuyển qua Nam Triều ở Huế đề nghị khen thưởng cho đội khố xanh có công dẹp một số man di nhất là ở Cao Nguyên, nhất là đội khố xanh có công phòng thủ ở Hoàng Sa là nên khen thưởng cho họ bằng huy chương.

Vừa rồi tôi thấy báo chí nói nhiều về vấn đề này và Việt Nam muốn có thêm những tư liệu chứng minh chủ quỵền của mình tại Hoàng Sa và tôi cũng muốn có đóng góp thêm một cứ liệu mà mình có đển nói lên chủ quyền mà Việt Nam đã có tại Hoàng Sa súôt mấy trăm năm trong lịch sử dù dưới thời Pháp thuộc.

Châu bản là lọai văn bản mang tính quốc gia có sự phê chuẩn của vua. Nội dung của châu bản vừa nói như sau là vào năm 1939 theo lời đề nghị của Toà Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ  chuyển qua Nam Triều ở Huế đề nghị khen thưởng cho đội khố xanh có công dẹp một số man di nhất là ở Cao Nguyên, nhất là đội khố xanh có công phòng thủ ở Hoàng Sa là nên khen thưởng cho họ bằng huy chương.

Tổng lý ngự tiền văn phòng lúc đó là ông Phạm Quỳnh đã làm tờ tấu lên vua Bảo Đại và vua đã phê chuẩn  theo lời đề nghị đó và đã được tống đạt đi để thi hành.

Các văn bản mang tính chất “sự vụ lệnh” của nhà nuớc

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa lâu nay, có một số nhận định về hai tài liệu, vừa nói:

Hai văn bản đó là văn bản mang tính nhà nước thể hiện việc thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

Hai văn bản đó là văn bản mang tính nhà nước thể hiện việc thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Văn bản thứ nhất 1834 thời vua Minh Mạng có tờ tư cấp cho một người lái thuyền, và cho ông Đặng Văn Siểm và chín- mười người khác đi công tác tại Hoàng Sa.

Văn bản thứ hai vào năm 1939 là dưới thời vua Bảo Đại; hồi đó là thời Pháp thuộc xứ Trung Kỳ, chính quyền Khâm sứ toàn quyền quyết định, nhưng về hình thức thì cũng sử dụng Nam Triều, và Toà Khâm sứ đề nghị Nam triều tưởng thưởng huân lương long tinh đệ ngũ đẳng cho lính ở Hoàng Sa.

Như vậy suốt thời gian thì rõ ràng có sự thực thi chủ quyền của Việt Nam.

Hôm ngày 7 tháng 5 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã đệ nạp hồ sơ đăng lý thềm lục địa mở rộng cho Liên hiệp quốc trước thời hạn cuối 13 tháng 5 theo qui định Công ước về Luật biển năm 1982 và Việt Nam phê chuẩn hồi năm 1994.

Đúng vào ngày 13 tháng 5 vừa qua Ủy ban Ranh giới về thềm lục địa của Liên hiệp quốc  cho biết có 69 quốc gia đã nộp hồ sơ đúng hạn.

Viên chức đứng đầu Ủy ban Ranh giới về Thềm Lục địa của Liên hiệp quốc, ông Hariharan Paksi Rajan, cho biết là có chừng 65 quốc gia hội đủ điều kiện được Liên hiệp quốc xét hồ sơ; tuy nhiên theo viên chức này thì không có danh sách chính thức mà con số vừa đưa ra chỉ là ước tính.

Ủy ban Ranh giới về Thềm lục địa của Liên hiệp quốc sẽ xem xét và thẩm tra các dữ liệu về mặt khoa học cũng như kỹ thuật mà các quốc gia đã đệ nạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét