Trung Quốc đã đạt được mục đích sau chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng?
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc |
Chuyến đi Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cùng với kết quả những thỏa thuận được hai bên ký kết gây rất nhiều bức xúc trong dư luận trong đó có ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ toàn quyền Việt Nam tại Bắc kinh.
Trung Quốc lừa bịp Việt nam qua ngôn ngữ
CT Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ
CT Trương Tấn Sang thăm Philippines
Tướng Phùng Quang Thanh thăm Nhật Bản
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu với Trung Quốc nhận xét rằng có vẻ bản tuyên bố đã được phía Trung Quốc soạn thảo sẵn và phía Việt Nam chỉ cần đặt bút ký theo yêu cầu của họ mà không có một tranh luận hay phản đối gì.
Trong văn bản này Thiếu tướng Nguyễn Trong Vĩnh cho rằng Trung Quốc cố tình lừa bịp Việt nam qua ngôn ngữ thường thấy trong hàng chục năm qua với tinh thần 4 tốt và phương châm 16 chữ. Trong đó nổi bật nhất là câu nói mà Trung Quốc ru ngủ Việt Nam là “Khẳng định tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước… truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.
Trung Quốc cố tình lừa bịp Việt nam qua ngôn ngữ thường thấy trong hàng chục năm qua với tinh thần 4 tốt và phương châm 16 chữ. Trong đó nổi bật nhất là câu nói mà Trung Quốc ru ngủ Việt Nam là “Khẳng định tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước…
Thiếu tướng Nguyễn Trong Vĩnh
Trước tiên Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh xác định lập trường của ông qua cách dùng chữ mà ông cho là sự thân thiện giả dối này, ông nói:
‒ Cái chuyến đi của ông Tổng Bí Thư tôi phản bác điều mà Trung Quốc nói là tình hữu nghị Trung Việt mãi mãi cho thế hệ mai sau. Tôi bác bỏ điều này vì ông Mao Trạch Đông đã nói là không có bạn vĩnh viễn mà cũng chẳng có thù vĩnh viễn, thế thì làm gì có cái bạn vĩnh viễn? Tôi mới kể ra thí dụ như là trong khi chúng tôi kháng chiến chống Pháp thì Trung Quốc là bạn, khi Trung Quốc đánh chúng tôi năm 79 thì Trung Quốc là thù!
Thế rồi Trung Quốc dọa đánh chúng tôi đây và rồi sau khi hòa bình lập lại thì hai bên coi nhau như bạn! Gần đây Trung Quốc lại dọa đánh chúng tôi và Philippines thì tôi nói nếu mà sau này sự việc xảy ra thì Trung Quốc lại là kẻ thù của chúng tôi thế thì làm gì có bạn vĩnh viễn? Làm gì có cái tình hữu nghị vĩnh viễn truyền cho các thế hệ mai sau?
Thí dụ như Mỹ, trong khi Mỹ đánh chúng tôi thì Mỹ là kẻ thù của chúng tôi nhưng sau khi đã khép lại quá khứ, bình thường hóa quan hệ lại với nhau rồi và người lãnh đạo hai bên đã thăm nhau rồi thì Mỹ là bạn mặc dù trước kia là thù nhưng bây giờ vẫn là bạn được.
‒ Thưa ông mới đây hàng loạt động thái của Mỹ cho thấy họ rất chú ý đến tình hình Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Theo ông thì đây có phải sự trở lại của Mỹ sau nhiều năm lơ là với khối ASEAN hay không?
-Đúng thế! Tức là trong điều kiện mà Trung Quốc có lực lượng quân sự rất mạnh có thể nó uy hiếp cả các nước Đông nam á, trong đó có Việt Nam mà hành động của Mỹ như thế thì tôi cho là vừa hợp với quyền lợi của Mỹ mà vừa tốt cho các nước Đông nam á.
Liên kết các nước Châu Á là cần thiết
‒ Hình như việt Nam đang ngấm ngầm sử dụng phương án ngoại giao nhằm thắt chặt mối liên hệ các nước trong khu vực trong nỗ lực liên minh cùng với nước nhỏ như Philippines và tạo sự liên kết với nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản…là một nhà ngoại giao ông đánh giá vần đế này như thế nào?
-Liên minh thì tôi không dám nói nhưng chúng tôi đi quan hệ tốt đẹp với Singapore, Malaysia như ông Trương Tấn Sang đã đi trước đây và bây giờ đi Philippines thì điều ấy là tốt thôi, tôi cho là tốt. Liên kết các nước ASEAN với nhau là điều tốt,
Thiếu tướng Nguyễn Trong Vĩnh
‒ Liên minh thì tôi không dám nói nhưng chúng tôi đi quan hệ tốt đẹp với Singapore, Malaysia như ông Trương Tấn Sang đã đi trước đây và bây giờ đi Philippines thì điều ấy là tốt thôi, tôi cho là tốt. Liên kết các nước ASEAN với nhau là điều tốt, cũng như vừa rồi ông ấy đi thăm Ấn Độ tôi cho đấy là việc rất tốt.
-Ông vừa nhắc tới Ấn Độ làm cho người ta có thể liên tưởng đến Trung Quốc hồi gần đây đã hết sức giận dữ khi thấy Việt Nam và Ấn Độ trở thành đối tác quan trọng với nhau. Sự giận dữ này đi ngược lại với những gì mà bản tuyên bố chung viết ra. Ý ông thế nào về vấn đề này?
‒ Tôi không biết nhà nước Việt Nam thế nào nhưng theo ý tôi thì Trung Quốc không có quyền gì cả. Chúng tôi đã tuyên bố là sẽ làm bạn với tất cả các nước, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau tôn trọng chủ quyền độc lập của nhau thì chúng tôi quan hệ với Ấn Độ thì Trung Quốc không việc gì phải lồng lộn, phải tức tối. Cái tức của Trung Quốc là vô lý.
‒ Tôi không biết nhà nước Việt Nam thế nào nhưng theo ý tôi thì Trung Quốc không có quyền gì cả. Chúng tôi đã tuyên bố là sẽ làm bạn với tất cả các nước, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau tôn trọng chủ quyền độc lập của nhau thì chúng tôi quan hệ với Ấn Độ thì Trung Quốc không việc gì phải lồng lộn, phải tức tối. Cái tức của Trung Quốc là vô lý.
Trong bản tuyên bố chung có một điểm rất nguy hiểm mà Việt Nam được xem là mắc bẫy TQ khi ghi rằng “lấy đại cục quan hệ 2 nước làm trọng và kiên trì thông qua hữu nghị xử lý và giải quyết thỏa đáng…”. Điều này rõ ràng TQ đã đạt được mục đích mà bấy lâu nay Việt Nam vẫn chống lại việc đàm phán song phương.
Thiếu tướng Nguyễn Trong Vĩnh
Tôi mà là lãnh đạo nhà nước thì tôi mặc kệ, tôi vẫn cứ làm cái việc của tôi thôi, việc gì mà Trung Quốc lại tức tối như thế?
-Trong bản tuyên bố chung có một điểm rất nguy hiểm mà Việt Nam được xem là mắc bẫy Trung Quốc khi ghi rằng “lấy đại cục quan hệ 2 nước làm trọng và kiên trì thông qua hữu nghị xử lý và giải quyết thỏa đáng…”. Điều này rõ ràng Trung Quốc đã đạt được mục đích mà bấy lâu nay Việt Nam vẫn chống lại việc đàm phán song phương. Với lời lẽ này phải chăng Việt Nam đã thay đổi lập trường hay do không nắm bắt được ý đồ của Trung Quốc? Theo ông thì đàm phán song phương có phải là phương pháp hay trong lúc này đến nỗi Việt Nam phải thay đổi lập trường của mình?
‒ Có thể nói thế này, tôi từ trước tới nay có quan điểm là song phương với Trung Quốc chả bao giờ giải quyết được vần đề trừ phi Việt Nam nhượng bộ chủ quyền cho Trung Quốc thôi chứ còn song phương thì chả bao giờ giải quyết được vấn đề cả, vì vậy tất nhiên tôi phản đối cái song phương đấy.
‒ Xin cám ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét