Quỳnh Chi

Thái Bình Dương sôi động

RFA graphic-map Australia Gov.
Vị trí căn cứ DarwinAustralia
Hoa Kỳ vừa được sự đồng ý của Úc triển khai thêm 2500 thủy quân lục chiến đánh bộ tại Darwin. Hoạt động này không nằm ngoài kế hoạch trở lại Châu Á của Hoa Kỳ.
Liệu việc này có gây thêm căng thẳng trong khu vực? Và việc này tác động như thế nào đối với Việt Nam? Sau đây là  cuộc trao đổi giữa Quỳnh Chi và giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện công tác tại khoa Quan hệ Quốc tế trường đại học George Mason, Hoa Kỳ.

Thế kỷ Thái Bình Dương
Quỳnh Chi: Thưa ông, Hoa Kỳ hiện đang chuyển trọng tâm của mình vào Châu Á, ông có nhận xét chung nào về tình hình của khu vực này hiện tại và thời gian gần đây không ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thời gian gần đây thì chúng ta thấy có một loạt những diễn văn quan trọng của các nhà lãnh đạo Mỹ, người ta nói là Hoa Kỳ chuyển trọng tâm vào Châu Á. Ông Obama dùng chữ “quay lại”, “trở về” Á Châu. Trước hết, chúng ta thấy bà
Clinton có bài “America's Pacific Century”. Để trả lời những người nói là Hoa Kỳ sẽ không còn ảnh hưởng nữa, và ảnh hưởng của Trung Quốc lên cao, ảnh hưởng của Hoa Kỳ đi xuống, thì bà nói là “Không. Chúng tôi xem cái thế kỷ mới này, trong cái Thái Bình Dương chúng tôi đóng vai trò rất quan trọng”.

Đến khi ông Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đi thăm Á Châu, khi sang Nhật người ta hỏi có giữ quân Mỹ ở đây không thì ông nói Hoa Kỳ coi cái vùng này rất quan trọng.  Ông Panetta cũng coi là rất quan trọng vấn đề an ninh hàng hải, và ông nói quân đội Mỹ vẫn đóng ở đây. Rồi cái bài diễn văn mới nhất của ông Obama, một loạt diễn văn từ Hawaii sang đến bên Úc .
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc. 16/11/2011. AFP
Châu thì cũng nói rằng ông quyết định dù cho Quốc Hội cắt giảm ngân sách thì vấn đề đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á.

Vậy thì trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương. Thì đó là một chuyển biến rất là quan trọng.

dù cho Quốc Hội cắt giảm ngân sách thì vấn đề đó cũng không ảnh hưởng gì đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á.

Tổng thống Obama

Quỳnh Chi: Dạ vâng, như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, trong những năm đến thì vùng Châu Á-Thái Bình Dương sẽ là vùng trọng tâm của thế giới, nhưng mà không biết là trong quá khứ thì khu vực này đã từng trở thành cái trọng tâm của quốc tế chưa ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước kia thì vùng đó là trọng tâm quốc tế của sự tranh chấp, thứ nhất là xoay quanh cuộc chiến tranh Việt Nam. Lần này thì khác hắn. Lần này nếu so với thập niên 1960, ở thế kỷ 21 này, trước kia vào thời 1990 thì người ta đã nói đến “kỷ nguyên Á Châu” khi đề cập tới Châu Á, sau đó đến năm 1997 thì cuộc khủng hoảng tài chánh nó đẩy mạnh các quốc gia trong vùng xuống vực thẳm của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thì người ta không còn nói đến cái “thế kỷ Thái Bình Dương” nữa.

Nhưng gần đây chúng ta thấy bởi vì sự tăng mạnh của Trung Quốc, so với Châu Âu một cách tương đối thì có rất nhiều vấn đề, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 người ta thấy Á Châu vẫn giữ được một mức độ tăng trưởng nào đó thì người ta cho rằng đây là cái trung tâm phát triển của thế giới. Và như vậy đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự.

Trans-Pacific Partnership

Về kinh tế bên Âu Châu có nhiều vấn đề lắm và còn lâu lắm mới giải quyết được, thì như vậy nước Mỹ muốn quay lại Á Châu
Tàu sân bay Mỹ USS George Washington dẫn đầu một đoàn tuần dương hạm tên lửa trong cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương tháng 12, 2010. AFP

để buôn bán mà họ gọi tách mình ra khỏi những ảnh hưởng có thể gọi là tai hại ở Âu Châu, mà Á Châu là một trung tâm phát triển thì Mỹ có thể phát triển nhờ xuất cảng sang Á Châu.

Vì thế cho nên một biện pháp của chính quyền Obama là cái Trans-Pacific Partnership (TPP). Thế thì cái TPP này họ nghĩ ra là phải có luật chơi rõ ràng và được áp dụng là phải thi hành chứ không phải cái kiểu WTO mà mình có thể bỏ được.  Vì thế cho nên Mỹ bảo là đối với Trung Quốc chúng tôi không loại ông ra nhưng nếu ông vào thì chúng tôi cũng chơi với ông nhưng phải có luật lệ đàng hoàng.

Cái TPP này đã được thương thảo mấy năm nay rồi nhưng vẫn còn trong bản thảo thôi, nhưng bây giờ chúng ta thấy là có một số quốc gia khác cũng bắt đầu quan tâm tới cái TPP này, nhất là cái vụ ông Obama đi dự hội nghị APEC ở Hawaii thì chúng ta thấy có Canada, Mexico cũng đều nói là quan tâm đến vấn đề đó, tức là nói tóm lại là bằng lòng cái TPP này và bắt đầu thảo luận.

Thế thì chúng ta thấy như vậy nước Mỹ, Canada, Mexico là 3 nước thuộc khối NAFTA (North American Free Trade Agreement – Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) cùng tham gia vào TTP thì có 2 điểm xảy ra.

Thứ nhất là cái thế của TPP sẽ tăng lên vì các quốc gia Bắc Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều hơn, và thứ hai là bằng cả một cái khối gọi là khối mậu dịch tự do đó sang bên này thì rất là lớn, thì nếu việc đó mà thành thì đó là một khối khá lớn để cạnh tranh với những khối khác.

Nói về APEC thì khối này hãy còn lỏng lẻo lắm, một là về phương diện tài chánh, còn về phương diện chính trị và quân sự thì việc lập căn cứ Mỹ ở Darwin (Úc Châu) sẽ là căn cứ Mỹ đầu tiên kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Nhắc lại là kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt thì có một loạt căn cứ Mỹ bị giải thể như ở bên Phi Luật Tân, ngay cả căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan (thực ra căn cứ này là căn cứ không quân của Thái Lan được Mỹ sử dụng như một phương tiện để dội bom trong khu vực Indochina - Đông Dương), thế thì Mỹ đã có những căn cứ đó nhưng mà sau chiến tranh Việt Nam thì Mỹ rút hết.

Cho nên bây giờ thì đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có một căn cứ mới của Mỹ ở gần Đông Nam Á hơn, còn các căn cứ kia thì ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn), thì bây giờ ở gần Đông Nam Á hơn.

Gần đây Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.

GS Nguyễn Mạnh Hùng

Và điều quan trọng mà tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của Úc từ xưa vẫn cứ “chơi nước đôi”, như từ khi Mỹ rút đi thì Úc muốn tự mình là một phần của Châu Á. Thế nhưng chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Trung Quốc mạnh quá và Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.

Vai trò của Mỹ tại Á Châu

Quỳnh Chi: Ông vừa mới nhắc đến việc Úc đã đồng ý cho Hoa Kỳ triển khai khoảng 2500 quân ở Úc và đang có dư luận cho rằng việc này có thể tạo nên căng thẳng trong khu vực. Ông có ý kiến gì về bình luận này không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cái việc tăng lên 2500 quân thì cũng còn lâu mới giải quyết. Sang năm tới thì cũng mới chỉ có 250 quân thôi, tức là nó có tính cách biểu tượng thôi, chứ chưa đến giai đoạn 2500 quân như người ta nghĩ. Nhưng mà 2500 quân thì cũng còn quá nhỏ so với căn cứ Utapao ngày xưa, thành ra như vậy tôi không nghĩ nó là chỉ dấu để cho Mỹ nói là “Chúng tôi có căn cứ và chúng tôi có sự hiện diện ở vùng Đông Nam Á này”.


Thế còn vấn đề đặt ra Mỹ vấn nói là “Chúng tôi
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện công tác tại khoa Quan hệ Quốc tế trường đại học George Mason, Hoa Kỳ. RFA

không có ý định gì vây Trung Quốc cả”. Về phần Trung Quốc, dĩ nhiên là họ phải phản ứng. Thế nhưng đại đa số các quốc gia ở Châu Á, theo tôi nghĩ, họ ủng hộ sự hiện diện của Mỹ.

Cho nên, nó tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi nghĩ là cái này có lẽ nó sẽ làm giảm bớt căng thẳng bởi Trung Quốc sẽ có thái độ tương đối mà tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ bớt hiếu chiến hung hăng hơn.

Sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ tạo ra sự ổn cố trong vùng. Tôi nghĩ về phương diện ổn cố đó thì nó có lợi là bởi vì một phần nào nó cũng làm cho Trung Quốc bớt thái độ hiếu chiến hung hăng đi và giảm nhiều chuyện có thể gây ra căng thẳng.

GS Nguyễn Mạnh Hùng

Quỳnh Chi: Dạ vâng, nhân việc ông vừa nhắc đến một số nước Á Châu đồng ý với quyết định này của Hoa Kỳ thì xin phép cho Quỳnh Chi được trình bày thêm. Theo như báo chí của buổi sáng hôm nay thì có một số chiều hướng khác nhau, thí dụ như Philippines, phía Úc và phía Hoa Kỳ là hoàn toàn ủng hộ việc này, trong khi đó thì Singapore, Indonesia và Trung Quốc lên tiếng dè dặt về vấn đề này. Vậy không biết liệu việc này có tạo ra sự phân cực trong các nước Á Châu không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không nghĩ như thế bởi vì thứ nhất là Singapore, chính sách ngoại giao của nước này rất là thực tế, không có tính cách ý thức hệ gì cả. Singapore từ lâu vẫn nói là Trung Quốc và Mỹ không nên đánh nhau, nhưng mặt khác Singapore vẫn đề phòng Trung Quốc vì thế nước này đã để cho tàu chiến của Hoa Kỳ bỏ neo ở hải cảng Singapore rồi, và nước này liên hệ quân sự với Mỹ rất là chặt chẽ rồi.

Cho nên tôi nghĩ kiểu tuyên bố dó của Singapore chỉ là một lối nói ngoại giao thôi chứ trong lòng thì cũng muốn như vậy (muốn Mỹ lập căn cứ quân sự ở Úc) nhưng mà không muốn xảy ra đụng độ thôi, song rất muốn có sự hiện diện của Mỹ.

Quỳnh Chi: Thế thì việc triển khai quân sự này của Hoa Kỳ ở Úc có lợi hay hại như thế nào đối với thứ nhứt là quốc tế, và thứ hai là đối với Việt Nam, thưa ông?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ nó rất là có lợi cho sự ổn định ở vùng đó, kể cả Trung Quốc cũng công nhận là sự hiện
Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm hàng không mẫu hạm Fitzgerald hiện đang ghé thăm Philippines. AFP

diện quân đội Hoa Kỳ tạo ra sự ổn cố trong vùng. Tôi nghĩ về phương diện ổn cố đó thì nó có lợi là bởi vì một phần nào nó cũng làm cho Trung Quốc bớt thái độ hiếu chiến hung hăng đi và giảm nhiều chuyện có thể gây ra căng thẳng về sau này. Tôi nghĩ phần lớn đó là lợi hơn là hại.
Quỳnh Chi: Về phía Việt Nam thì cũng góp phần nào đó kềm hãm cái sự gọi là hung hăn của Trung Quốc?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam thì dĩ nhiên cũng là đứng giữa thôi. Thế nhưng mà Việt Nam, theo tôi, vì cái quyền lợi của đất nước dĩ nhiên là muốn có sự hiện diện của Mỹ rồi, bởi vì chỉ có Mỹ mới là đối lực quan trọng nhất và thực tiễn nhất thôi; còn những hệ thống khác như là ASEAN thì không phải là đối lực của Trung Quốc.

Quỳnh Chi: Xin phép cho Quỳnh Chi được nhắc là cũng đừng quên rằng Việt Nam luôn luôn không muốn lệ thuộc vào một quốc gia nào khác. Không biết cái việc mình muốn có sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này thì có phải là gây nên sự lệ thuộc của mình hay không, thưa ông?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không thấy đi vào một liên minh nào là lệ thuộc. Việt Nam với Mỹ đi vào liên minh quân sự thì còn xa lắm, nhưng mà siết chặt quan hệ quân sự thì không phải là lệ thuộc. Bao nhiêu các nước khác, ngay cả nước Pháp và nước Mỹ trong thời De Gaule thì cũng độc lập lắm chứ có lệ thuộc đâu. Thành ra cái việc liên hệ quân sự với nước khác thì không có phải là mình mất đi sự độc lập của mình.

Quỳnh Chi: Một câu hỏi cuối, thưa ông. Trở lại việc Hoa Kỳ triển khai 2500 quân ở Úc, ông có cho rằng việc này làm cho Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự của mình không, và liệu việc này có thể gây nên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực không ạ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ việc chạy đua vũ trang thì đã xảy ra rồi. Thế còn điểm thứ hai thì tôi nghĩ là ảnh hưởng rất ít bởi Trung Quốc đương có chương trình hiện đại hóa quân đội thì họ tiếp tục chứ không có bỏ đâu, thành ra tôi không nghĩ là nó có ảnh hưởng bởi vì chuyện đó đã xảy ra rồi.

Quỳnh Chi: Có nghĩa là Trung Quốc vẫn đang tăng cường quân sự?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Vâng. Chắc chắn. Họ tiếp tục tăng cường quân sự và tiếp tục thi hành những chính sách của họ trong vùng Đông Nam Á. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ và sự cam kết của Hoa Kỳ có thể - tôi nói là “có thể” thôi- có thể tạo ra một thế quân bình nào đó thuận lợi cho các nước bé, bởi khi mà có sự quân bình quyền lực thì các nước bé thở được.

Quỳnh Chi: Một lần nữa, xin cám ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-11-18

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét