H.L

Bọn Chệt Thản Nhiên Tiêu Xài Tiền Chệt Giữa Hà Nội

Từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao trở lại đây, trao đổi mậu dịch và giao lưu văn hóa giữa hai nước càng ngày càng nhiều lên, nhưng sự trao đổi và giao lưu đó luôn trong thế không cân bằng. Người Trung Quốc luôn xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn hẳn, bằng cả con đường chính ngạch và nhập lậu, còn trong “giao lưu văn hóa”, dấu vết văn hóa Trung Quốc dường như hiện hữu ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Theo phòng Văn hóa đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số người gốc Hoa và mang quốc tịch Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam đã vượt quá con số 1 triệu người! Đó là con số chính thức, còn số lao động nhập cảnh “chui” tới làm việc tại các công trình xây dựng do người Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam là bao nhiêu? Có nguồn tin cho rằng con số này khoảng 5 vạn người.

Việt Nam có đang “vô tình” tạo điều kiện cho người Trung Quốc sang và hoạt động thoải mái tại Việt Nam?

Người Trung Quốc khi sang Việt Nam có rất nhiều thuận lợi. Nhà hàng kiểu Trung Hoa tại Việt Nam rất nhiều, số người biết tiếng Hoa tại Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, hiện nay tiếng Hoa là ngoại ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau tiếng Anh. Khoảng chục năm trước, đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ có thể trao đổi mua bán tại khu vực biên giới, nhưng nay đồng nhân dân tệ xuất hiện ngày càng nhiều trong nội địa Việt Nam, người Trung Quốc còn nói với nhau rằng sang Việt Nam không cần đổi tiền vì Việt Nam cũng sử dụng đồng nhân dân tệ! Thoạt nghe tưởng điều đó là vô lí, vì chắc những người Trung Quốc đó sang Việt Nam du lịch ngắn ngày, họ chỉ mua bán tại những điểm chuyên phục vụ khách du lịch, để thuận tiện cho du khách, người bán hàng nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cũng là một hình thức thu hút du lịch của Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy. Hiện nay tại khá nhiều nơi ngay tại thủ đô Hà Nội của nước Việt Nam, dù không phải là điểm mua bán trong “tour” du lịch, người Trung Quốc vẫn có thể thoải mái dùng đồng nhân dân tệ để mua hàng. Dạo quanh các cửa hàng bán đồ lưu niệm của tư nhân trong khu phố cổ, hầu hết các hàng ở đây cũng nhận đồng nhân dân tệ. Điều này có thể coi là ý thức của người dân chưa cao. Khi họ bán cho khách bằng đồng nhân dân tệ, người bán thường tính tỉ giá quy đổi thấp hơn tỉ giá ngoài thị trường và kiếm lợi từ khoản chênh lệch. Nhưng khi ngay trong siêu thị của nhà nước tại thủ đô Hà Nội cũng chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, mặc dù tất cả các mặt hàng đều niêm yết bằng tiền Việt, và nơi này cũng không phải điểm du lịch hay gần khu du lịch, thì người ta phải đặt dấu hỏi, có đúng là đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc được mặc nhiên công nhận trên thị trường Việt Nam?
Đây như một thỏa thuận mất chủ quyền, nguyên cớ để Trung Quốc liên tục lấn chiếm lãnh hải và lãnh thổ Việt nam và ngang nhiên biến Việt Nam thành một thuộc địa của Đại Hán

Tại một siêu thị giữa khu dân cư cách quảng trường Ba Đình 3km, hai người khách Trung Quốc vào mua đồ, chủ yếu là thực phẩm. Họ sử dụng tiếng Hoa, không có phiên dịch đi cùng, và khi thanh toán họ lấy trong ví tiền ra 3 tờ 100 nhân dân tệ!? Kinh ngạc hơn nữa là nhân viên siêu thị lấy ra một xấp tiền lẻ đồng … nhân dân tệ có đủ các mệnh giá để trả lại cho khách! Trong khi đó, tờ hóa đơn của siêu thị in ra ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt và các mặt hàng cũng ghi giá bằng tiền Việt! Tổng giá trị hóa đơn hàng đó là 658 ngàn đồng (tiền Việt Nam). Người quản lý siêu thị lúc đó cũng đứng ngay bên cạnh và chứng kiến toàn bộ quá trình thanh toán, nhưng không hề có ý kiến gì. Nhìn cách hai ông khách mua hàng, có thể biết họ ở Việt Nam đã lâu, hoặc ít ra cũng đã đi lại nhiều lần, chứ không phải khách đi du lịch ngắn ngày. Vậy sao họ lại không đổi tiền Việt Nam để tiêu dùng khi ở Việt Nam? Khu vực quanh siêu thị này cũng không phải nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống để người ta sẵn sàng dùng ngoại tệ trong trao đổi mua bán. Hơn nữa việc siêu thị có hẳn một ngăn đựng tiền nhân dân tệ để trả lại cho khách chứng tỏ việc thanh toán bằng đồng tiền tệ này đã có từ lâu và thành thói quen tại đây. Nhưng lạ là chỉ có đồng nhân dân tệ là ngoại tệ được sử dụng ở đây, chứ không hề có tiền đô-la Mỹ, vốn được coi là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới.

Từ tháng 3 năm 2011, chính phủ Việt Nam nghiêm cấm buôn bán và lưu thông ngoại tệ trên thị trường tự do, việc mua bán, trao đổi bằng đồng USD ngoài ngân hàng là điều rất khó khăn và nếu các cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị sử lí rất nghiêm. Tháng 4 năm 2011, chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam phát sóng trên VTV1 đưa tin vụ một cửa hàng vàng bạc mua bán trái phép 100 ngàn USD và bị cơ quan công an thu giữ đồng thời đưa ra khởi tố. Đến nay lệnh cấm trao đổi và mua bán bằng ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn còn hiệu lực, nhưng có lẽ nó chỉ có hiệu lực với đồng đô la Mỹ, còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thì không phải là ngoại tệ?
Chúng ta nên hiểu việc này như thế nào đây??
Việc này có tệ quá không???
(Việc này xảy ra vào tối 24/5/2011 tại siêu thị Hapro Mart trên đường Thụy Khuê, Hà Nội)  H.L ( bài và ảnh )
Khách người Trung Quốc lấy tiền ra trả, còn giơ cho mọi người xem

Nhân viên siêu thị Hapro nhận tiền

Nhân viên siêu thị lấy tiền nhân dân tệ lẻ từ trong ngăn kéo ra để trả lại khách. 3 tờ tiền khách trả đã nằm gọn trong ngăn kéo tiền của siêu thị.
Mọi việc thanh toán diễn ra với sự chứng kiến của quản lý siêu thị và rất nhiều khách mua hàng khác.
H.L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét