SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 7
Iris Vinh Hayes
Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược, dưới tựa đề Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu. Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc. Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu. Hy vọng là có sự bổ ích.
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 7
(trang 44-53)
Giải Pháp Lâu Dài: Trói & Thịt Con Rồng Đỏ!
Liên Bang Đông Nam Á Châu, nếu thành hình, sẽ khai phóng mạnh mẽ tiềm năng của những tiểu bang để đạt tới sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự xứng đáng gọi là cường quốc với một tốc độ kỷ lục; thành quả mà mỗi thành viên trong khối nếu tiếp tục duy trì hình thái quốc gia đơn lẻ như hiện giờ sẽ không thể đạt tới được.
Theo đà lớn mạnh đó, tương lai của sáu quốc gia VMLMTM sẽ được bảo đảm hơn. Như vậy, nếu thành hình, LBĐNAC sẽ là một bảo hiểm tốt cho sự sinh tồn lâu dài của sáu dân tộc VMLMTM và những dân tộc thiểu số khác sống trong quần thể này ở thiên niên kỷ mới. Cũng theo đà lớn mạnh đó, LBĐNAC sẽ gánh vác tích cực hơn và hiệu quả hơn việc duy trì an ninh cho chính nó và cho những quốc gia lân cận. Như vậy, nếu thành hình, LBĐNAC sẽ là một lá chắn an ninh cho toàn vùng Đông Nam Á.
Là một phần của vòng đai bao vây tiếp cận, LBĐNAC sẽ là một mảng của mạng thiên la địa võng trong chiến lược BVKCLBTQ [bao vây, kềm chế, làm bể Trung Quốc] do Hoa Kỳ chủ động thực hiện. Sự hình thành, lớn mạnh và hiệu quả của LBĐNAC có thể ngăn chận kịp thời không để cho những hiểm họa trước mắt trở thành thảm trạng thực sự cho vùng Đông Nam Á và cho toàn thế giới.
Những Lợi Ích Chung Cho VML Nếu LBĐNAC Thành Hình Như đã trình bày, nền móng cho sự hình thành một LBĐNAC gồm trọn vẹn sáu nước VMLMTM nằm ở chỗ trước tiên ba quốc gia lân cận VML phải hợp tác và chuyển hóa để tiến tới việc thành hình một quần thể liên bang nhân bản, dân chủ, pháp trị rồi sau đó các nước Miến Điện, Mã Lai và Thái Lan mới tuần tự gia nhập. Chỉ với một LBĐNAC sơ khởi, trong đó gồm 7 tiểu bang và một đặc khu hành chánh hình thành từ ba quốc gia VML, chưa nói tới sự gia nhập của Miến Điện, Thái Lan và Mã Lai sau đó, cũng đã cho nhiều lợi ích to lớn và thiết thực về mặt quốc phòng, kinh tế và nội trị. Lợi ích quốc phòng đã được đề cập trong phần Hiểm Họa Quốc Phòng và Hiểm Họa Mêkông.
Lợi Ích Kinh Tế
Yếu Tố Dân Số -- Lãnh thổ Việt Nam chiếm 329,560 km vuông với một khối dân số là 83.5 triệu người, hay là 253.5 người trên một cây số vuông. Lãnh thổ Cao Miên chiếm 176,520 km vuông với một khối dân số là 13.6 triệu người, hay là 77.09 người trên một cây số vuông, tỷ lệ 3.29:1 so với mật độ dân số của Việt Nam. Lãnh thổ Lào chiếm 236,800 km vuông với một khối dân số là 6.2 triệu người, hay là 26.25 người trên một cây số vuông, tỷ lệ 9.66:1 so với mật độ dân số của Việt Nam. Thực trạng cần tìm ra lối thoát: Cao Miên và Lào thiếu yếu tố dân số để giúp cho việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Yếu Tố Dân Trí -- Tính từ 15 tuổi trở lên, Việt Nam có đến 90.3% của 83.5 triệu dân là biết đọc và viết. Trong khi đó Cao Miên chỉ có 69.4% trong số 13.6 triệu dân và Lào chỉ có 66.4% trong số 6.2 triệu dân là biết đọc và biết viết.
Thực trạng cần tìm ra lối thoát: Cao Miên và Lào thiếu yếu tố dân trí để giúp cho việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Yếu Tố Lực Lượng Lao Động -- Lực lượng nhân công của Việt Nam lên đến 42.98 triệu, theo ước tính 2004, với 63% của tổng số đó phục vụ trong khu vực nông nghiệp và 37% phục vụ trong khu vực kỹ nghệ và dịch vụ. Khoảng 60% của dân số có tuổi dưới 30 và khoảng 1.5 triệu người mới gia nhập vào lực lượng nhân công mỗi năm. Việt Nam có một tiềm năng nhân sự rất lớn và trẻ trung. Lực lượng nhân công của Cao Miên được 7 triệu, theo ước tính 2003, với 75% của tổng số phục vụ trong khu vực nông nghiệp. Lực lượng nhân công của Lào, theo ước tính năm 2001, được 2.6 triệu, với 80% của tổng số phục vụ trong khu vực nông nghiệp. Nếu tính mật độ nhân công, Việt Nam có 129.9 người lao động trên mỗi km vuông mặt đất trong khi đó Cao Miên chỉ có 39.66 người trên mỗi km vuông và Lào chỉ có 10.98 người trên mỗi km vuông.
Thực trạng cần tìm ra lối thoát: Cao Miên và Lào không đủ nhân lực lao động để giúp cho việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Yếu Tố Hiệu Năng Sản Xuất -- vào năm 2004, tổng lượng kinh tế của Việt Nam là 227.2 tỉ ID (International Dollars), GDP tính theo PPP. Chia đều tổng lượng kinh tế của quốc gia cho 42.98 triệu người của lực lượng nhân công, mức sản xuất bình quân của mỗi nhân công lao động là 5,286 ID một năm. So với Cao Miên, ước tính 2003, mức sản xuất bình quân của mỗi nhân công lao động là 3,658 ID một năm và so với Lào, ước tính 2001, mức sản xuất bình quân cho mỗi nhân công lao động là 3,784 ID một năm.
Thực trạng cần tìm ra lối thoát: hiệu năng sản xuất của Cao Miên và Lào còn quá thấp và điều này không có lợi cho việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Yếu Tố Vận Chuyển -- Với hệ thống vận chuyển trên bộ Việt Nam có được tất cả là 93,300 km đường xe, trong đó 23,418 km đã tráng nhựa và 69,882 km chưa tráng nhựa. Cộng thêm 2,600 km đường sắt, trong đó 178 km đường có chiều ngang 1.435 mét đúng tiêu chuẩn, 2,169 km đường có chiều ngang 1.00 mét hẹp hơn tiêu chuẩn và 253 km đường kép. Cao Miên có được tất cả là 12,323 km đường xe, trong đó 1996 km đã tráng nhựa và 10,327 km chưa tráng nhựa. Cộng thêm 602 km đường sắt có chiều ngang 1.00 mét hẹp hơn tiêu chuẩn. Lào có được tất cả là 21,716 km đường xe, trong đó 9,664 km đã tráng nhựa và 12,052 km chưa tráng nhựa.
Với hệ thống vận chuyển trên nước Việt Nam có tất cả là 17,702 km đường sông và trong đó 5,000 km chỉ thích hợp cho thuyền nhỏ từ 1.8m chiều ngang trở xuống; 3,444 km bờ biển; 9 cảng bốc dỡ [Cam Ranh, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Quy Nhơn, Nha Trang, Vinh, Vũng Tàu]; 194 thương thuyền có tải trọng trên 1,000 GRT (gross registered tonage) với trọng tải tổng cộng là 1.17 triệu tấn. Cao Miên có được 2,400 km đường sông chính yếu là theo dòng Mekong; 443 km bờ biển; 6 cảng bốc dỡ và bến neo [Kampong Saom, Kampot, Krong Kaoh Kong, Phnom Penh, Sre Ambol, Keo Phoh Port]; 479 thương thuyền có tải trọng trên 1,000 GRT với trọng tải tổng cộng là 1.91 triệu tấn. Lào có được tất cả là 4,600 km đường sông trong đó chính yếu là dòng Mekong và phụ lưu; cộng thêm 2,897 km đường nước có lúc đi được có lúc không đi được cho ghe nhỏ lường sâu dưới 0.5 mét; không có cảng bốc dỡ; và chỉ có 1 thương thuyền có tải trọng 2,370 GRT.
Với hệ thống vận chuyển trên không Việt Nam có tất cả là 24 phi cảng trong đó 21 có phi đạo trải nhựa và 3 có phi đạo chưa trải nhựa. Trong số 21 phi cảng có phi đạo trải nhựa thì 6 có phi đạo dài trên 3,047 mét; 5 có phi đạo dài từ 2,438 mét tới 3,047 mét; 9 có phi đạo dài từ 1,524 mét cho tới 2,437 mét; và 1 có phi đạo dài từ 914 mét cho tới 1,523 mét. Trong số 3 phi cảng có phi đạo chưa trải nhựa thì 1 có phi đạo dài từ 1,524 mét cho tới 2,437 mét; 1 có phi đạo dài từ 914 mét cho tới 1,524 mét; và 1 có phi đạo ngắn dưới 914 mét. Cao Miên có tất cả là 20 phi cảng trong đó 6 có phi đạo trải nhựa và 14 có phi đạo chưa trải nhựa. Trong số 6 phi cảng có phi đạo trải nhựa thì 2 có phi đạo dài từ 2,438 mét tới 3,047 mét; 2 có phi đạo dài từ 1,524 mét cho tới 2,437 mét; và 2 có phi đạo dài từ 914 mét cho tới 1,523 mét. Trong số 14 phi cảng có phi đạo chưa trải nhựa thì 2 có phi đạo dài từ 1,524 mét cho tới 2,437 mét; 11 có phi đạo dài từ 914 mét cho tới 1,524 mét; và 1 có phi đạo ngắn dưới 914 mét. Lào có tất cả là 44 phi cảng trong đó 9 có phi đạo trải nhựa và 35 có phi đạo chưa trải nhựa. Trong số 9 phi cảng có phi đạo trải nhựa thì 1 có phi đạo dài từ 2,438 mét tới 3,047 mét; 5 có phi đạo dài từ 1,524 mét cho tới 2,437 mét; và 3 có phi đạo dài từ 914 mét cho tới 1,523 mét. Trong số 35 phi cảng có phi đạo chưa trải nhựa thì 1 có phi đạo dài từ 1,524 mét cho tới 2,437 mét; 13 có phi đạo dài từ 914 mét cho tới 1,524 mét; và 21 có phi đạo ngắn dưới 914 mét.
Với hệ thống vận chuyển đường ống Việt Nam có tất cả 851 km đường ống trong đó 432 km đường ống dẫn khí đốt dạng lỏng; 210 km đường ống dẫn khí đốt dạng hơi, 3 km đường ống dẫn dầu; và 206 km đường ống dẫn sản phẩm tinh chế. Cao Miên không có đường ống. Lào có 540 km đường ống dẫn những sản phẩm tinh chế.
Với hệ thống vận chuyển tin tức Việt Nam có tất cả là 4.4 triệu đường điện thoại dây; 2.74 triệu đường điện thoại di động; 101 trạm phát sóng radio trong đó gồm 65 trạm AM, 7 trạm FM và 29 trạm SW; 7 trạm phát sóng TV và 13 trạm trung chuyển (repeaters); 340 ISPs với 3.5 triệu người sử dụng internet thường xuyên. Cao Miên có tất cả là 35.4 ngàn đường điện thoại dây; 380 ngàn đường điện thoại di động; 19 trạm phát sóng radio trong đó gồm 2 trạm AM và 17 trạm FM; 7 trạm phát sóng TV; 818 ISPs với 30 ngàn người sử dụng internet thường xuyên. Lào có tất cả là 61.9 ngàn đường dây điện thoại dây; 55.2 ngàn đường điện thoại di động; 17 trạm phát sóng radio trong đó gồm 12 trạm AM, 1 trạm FM và 4 trạm SW; 4 trạm phát sóng TV; 937 ISPs với 15 ngàn người sử dụng internet thường xuyên.
Thực trạng cần tìm ra lối thoát: những hệ thống vận chuyển của Cao Miên và Lào còn quá thiếu thốn, và đôi khi bị giới hạn vì điều kiện địa dư, thí dụ như Lào không có bờ biển để lập cảng bốc dỡ hàng hóa, điều này không có lợi cho việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Yếu Tố Năng Lượng -- Việt Nam sản xuất tất cả là 34.48 tỉ kWh điện trong một năm, tính vào năm 2002; 1.3 tỉ thước khối khí đốt, tính vào năm 2001; 359400 thùng dầu thô mỗi ngày, tính vào năm 2004. Cao Miên sản xuất tất cả là 122 triệu kWh điện trong một năm, tính vào năm 2003; không có dầu hỏa; không có khí đốt. Lào sản xuất tất cả là 3.56 tỉ kWh điện trong một năm, tính vào năm 2002; không có dầu hỏa; không có khí đốt.
Thực trạng cần tìm ra lối thoát: Cao Miên quá thiếu thốn năng lượng và Lào chưa tận dụng tiềm năng của thủy điện và những điều này sẽ hạn chế việc phát triển kinh tế của quốc gia.
Cơ Hội - Dưới điều kiện hiện nay của Cao Miên và Lào, muốn trở thành một quốc gia phát triển là điều rất khó. Thêm 30 năm nữa, dầu không có chiến tranh xảy ra, Cao Miên và Lào cũng chưa chắc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu. Với tốc độ phát triển càng lúc càng nhanh của những quốc gia lân cận, vì kinh tế của những quốc gia này đã có đà để bốc lên, khoảng cách giữa Cao Miên và Lào với những quốc gia đó có lẽ càng ngày sẽ càng xa hơn. Đây là một thảm kịch đối với dân tộc Miên và Lào. Đồng thời là một đe dọa tới sự tồn vong của hai quốc gia này.
Việt Nam tuy vẫn là một quốc gia lẹt đẹt so với những quốc gia khác trong khối ASEAN, như Thái Lan hoặc Mã Lai, nhưng nó có một tiềm năng nhân sự rất lớn. Đồng thời những hệ thống vận chuyển người, vận chuyển vật liệu hàng hóa, vận chuyển tin tức, vận chuyển tài chính cũng đã hình thành khá đầy đủ. Thêm vào đó, một bờ biển dài 3,444 km cho nó một vị thế vô cùng thuận lợi trong việc vận chuyển đường biển, chưa nói đến nguồn tài nguyên dồi dào trong lòng biển và dưới đáy biển.
Với tiềm năng nhân sự to lớn của Việt Nam; với ưu thế mặt tiền nhìn ra biển Đông của Việt Nam; với nguồn dầu hỏa và khí đốt của Việt Nam; với ưu thế mặt tiền nhìn ra vịnh Thái Lan của Cao Miên; với tiềm năng cung ứng thủy điện và cung ứng nước cho nông nghiệp và kỹ nghệ của dòng Mekong trên đất Cao Miên và Lào chưa được khai thác; với một lãnh thổ rộng 742,880 km vuông có nhiều tài nguyên trên mặt đất và dưới lòng đất chưa được khai thác; với một thị trường trên 100 triệu dân . ..cộng với tình trạng an ninh trở nên ổn định hơn, với môi trường chính trị hoàn toàn cởi mở và tự do; với không khí lạc quan có sức thu hút vốn đầu tư của ngoại quốc (FDI) nhiều hơn, với tiềm năng mượn vốn lớn hơn, với sức mạnh ngoại giao có tầm vóc hơn, với nguồn sinh lực mới chưa bao giờ có . . . ba nước VML, nếu kết hợp để khai thác trọn vẹn những yếu tố hỗ tương này, thì nhất định tiền đồ kinh tế sẽ sáng hơn nhiều.
LBĐNAC, nếu thành hình, sẽ khai phóng mạnh mẽ tiềm năng kinh tế của ba nước để đạt tới sức mạnh xứng đáng gọi là cường quốc với một tốc độ kỷ lục; thành quả mà mỗi thành viên trong khối nếu tiếp tục duy trì hình thái quốc gia đơn lẻ như hiện giờ khẳng định là sẽ không bao giờ đạt tới được.
Lợi Ích Nội Trị
Về mặt hành chánh Việt Nam có tất cả 59 tỉnh lỵ và 5 đô thị. Mức công thu hàng năm là 10.66 tỉ USD và mức công chi hàng năm là 13.09 tỉ USD, tính vào năm 2004. Về mặt chính trị Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam (Communist Party of Việt Nam), tổng bí thư hiện thời là Nông Đức Mạnh. Quốc Hội Việt Nam có tất cả 498 ghế với nhiệm kỳ 5 năm. Đảng viên chiếm 447 ghế và 51 ghế còn lại chiếm bởi ứng cử viên không có đảng tịch nhưng họ được đảng đồng ý để cử. Tuy là bỏ phiếu tuyển cử nhưng tất cả ứng viên đều do đảng tuyển chọn để đưa ra. Kỳ bầu cử vừa rồi là vào ngày 19 tháng 5 năm 2002 và kỳ bầu cử kế sẽ được tổ chức vào năm 2007. Hiện thời Chủ Tịch Nước là Trần Đức Lương [nắm chức vụ từ ngày 24 tháng 9 năm 1997 cho đến nay]; Thủ Tướng là Phan Văn Khải [nắm chức vụ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 cho đến nay]; và các vị Phó Thủ Tướng là Nguyễn Tấn Dũng [nắm chức vụ từ ngày 29 tháng 9 năm 1997 cho đến nay], Phạm Gia Khiêm [nắm chức vụ từ ngày 29 tháng 9 năm 1997 cho đến nay] và Vũ Khoan [nắm chức vụ từ ngày 8 tháng 8 năm 2002 cho đến nay].
Về mặt hành chánh Cao Miên có tất cả 20 tỉnh lỵ và 4 đô thị. Mức công thu hàng năm là 548.2 triệu USD và mức công chi hàng năm là 836.7 triệu USD, tính vào năm 2004, trong số đó 291 triệu USD là chi cho tư bản thực hữu (capital expenditure) với 75% là do nước ngoài tài trợ. Về mặt chính trị Cao Miên có tất cả 3 chính đảng đang hoạt động trong nước: CPP (Đảng Nhân Dân Cao Miên/ Cambodian Pracheachon Party/ Cambodian People's Party), chủ tịch đảng là Chea Sim; FUNCINPEC (National United Front for an Independent, Neutral, Peaceful, and Cooperative Cambodia), chủ tịch là Hoàng Tử Norodom Ranariddh; và SRP (Sam Rangsi Party/ Đảng Sam Rangsi), chủ tịch là Sam Rangsi. Trong số 123 ghế tại Quốc Hội thì CPP nắm 73, FUNCINPEC nắm 26 và SRP nắm 24. Trong số 61 ghế tại Thượng Nghị Viện thì CPP nắm 31, FUNCINPEC nắm 21 và SRP nắm 7. Kỳ bầu cử cuối cùng vào ngày 27 tháng 7 năm 2003 và kỳ bầu cử tới dự trù vào tháng 7 năm 2008. Hiện thời Quốc Vương là Norodom Sihamoni [vừa lên ngôi ngày 29 tháng 10 năm 2004]; Thủ Tướng là Hun Sen [nắm giữ chức vụ từ ngày 14 tháng 1 năm 1985 cho tới nay] và các vị Phó Thủ Tướng là Sar Khen [nắm chức vụ từ ngày 3 tháng 2 năm 1992 cho tới nay], Norodom Sirivudh, Sok An, Lu Lay Sreng, Tea Banh, Hor Namhong, Nhek Bunchhay [mới nắm chức vụ từ ngày 16 tháng 7 năm 2004).
Về mặt hành chánh Lào có tất cả 16 tỉnh thành, 1 đô thị và 1 đặc khu. Mức công thu hàng năm là 284.3 triệu USD và mức công chi hàng năm là 416.5 triệu USD, tính vào năm 2004. Về mặt chính trị, Lào chỉ có một đảng duy nhất là Đảng Cách Mạng Của Nhân Dân Lào (Lao People's Revolutionary Party or LPRP) và chủ tịch đảng là Khamtai Siphadon. Tất cả những đảng phái đối lập đều chạy ra hải ngoại từ 1975. Quốc Hội Lào có tất cả 109 ghế với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy là bỏ phiếu tuyển cử nhưng tất cả ứng viên đều do ĐCSL tuyển chọn để đưa ra. Kỳ bầu cử vừa rồi là vào ngày 24 tháng 2 năm 2002 và kỳ bầu cử kế sẽ được tổ chức vào năm 2007. Hiện thời Chủ Tịch Nước là Tướng Khamtai Siphadon [nắm giữ chức vụ từ ngày 26 tháng 2 năm 1998 cho đến nay]; Phó Chủ Tịch Nước là Tướng Choummali Saignason [nắm giữ chức vụ từ ngày 27 tháng 3 năm 2001]; Thủ Tướng là Boungnang Volachit [nắm giữ chức vụ từ ngày 27 tháng 3 năm 2001] và các vị Phó Thủ Tướng là Bouasone Bouphavanh [nắm giữ chức vụ từ ngày 3 tháng 10 năm 2003], Tướng Asang Laoli [nắm giữ chức vụ từ tháng 5 năm 2002], Thongloun Sisolit [nắm giữ chức vụ từ ngày 27 tháng 3 năm 2001] và Somsavat Lengsavat [nắm giữ chức vụ từ ngày 26 tháng 2 năm 1998]
Thực trạng cần tìm ra lối thoát: Cơ chế điều hành quốc gia của ba nước VML hiện thời là những cơ chế được xây dựng trên nền tảng bạo quyền. Bạo quyền luôn luôn hấp dẫn bạo lực! Những bàn cải nội trị xoay quanh xu hướng bạo lực. Những thiện chí cải thiện nội trị bị ngăn cản bởi bạo lực. Những giải pháp nội trị đi quanh rồi cũng quay về với bạo lực. Bạo lực rình rập khắp mọi nơi trong mọi khía cạnh của đời sống. Mọi người đều trở thành là nạn nhân của một guồng máy khống trị thành hình từ bạo quyền.
Cái vòng bạo lực lẩn quẩn ngu muội ấy, nếu không tìm cách thoát ra, sẽ tiếp tục giam hãm tiềm năng của đất nước, sẽ tiếp tục giam hãm đời sống của nhân dân trong bóng tối buồn tẻ, sẽ tiếp tục giam hãm tâm thần của những người đang nắm quyền khống trị trong không khí nhiễm độc; sẽ tiếp tục đẩy đất nước gần tới bờ vực diệt vong.
Cơ hội: Sở dĩ người ta [kẻ đang khống trị lẫn kẻ đang bị khống trị] phải sử dụng đến bạo lực để thay đổi một cơ chế điều hành đất nước là tại vì hiến pháp của đất nước đó không cho người dân một con đường nào khác. Nếu một hiến pháp thật sự cho phép thay đổi một cơ chế điều hành đất nước trong trật tự và ổn định thì không có một lý do gì người ta phải sử dụng bạo lực. Sở dĩ người ta [kẻ đang khống trị lẫn kẻ đang bị khống trị] phải sử dụng bạo lực vì họ lo sợ bị bạo lực tàn hại. Nếu một cơ chế điều hành đất nước được kiến tạo trên nền tảng của một hiến pháp dân chủ, nhân bản, pháp trị thì không có lý do gì người ta phải lo sợ đến độ phải sử dụng bạo lực để chống trả.
VML chuyển hóa và kết hợp thành một quần thể LBĐNAC nhân bản, dân chủ, pháp trị thì nhất định tình hình nội trị sẽ ổn định và sáng sủa hơn nhiều.
( Còn Tiếp Đoạn 8 )
Iris Vinh Hayes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét