SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 9
Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược, dưới tựa đề Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu. Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc. Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu. Hy vọng là có sự bổ ích.
Bắt Đầu Trích Dẫn Đoạn 9
Định Kiến Thứ Hai: Không Nên Liên Kết Với Một Nước Hoa Kỳ Có Nhiều Kẻ Thù Vì Hay Can Thiệp Vào Nội Bộ Nước Khác — Đúng là Hoa Kỳ có nhiều kẻ thù trên thế giới. Nhưng những quốc gia nào là kẻ thù của Hoa Kỳ? Phải chăng những quốc gia cộng sản? Phải chăng những quốc gia độc tài? Phải chăng những quốc gia đang bị khống trị bởi những tên đao phủ thủ? Phải chăng những quốc gia đang bị khủng bố bởi những tên lãnh chúa chiến tranh? Phải chăng những quốc gia đang bị lũng đoạn bởi những tên lãnh chúa ma dược? Phải chăng những quốc gia đang run sợ vì nhìn thấy chung quanh thể chế phi dân chủ, phi nhân bản đang sụp đổ và đe dọa tới chúng? Nếu là vậy chúng ta muốn nhìn thấy Hoa Kỳ có nhiều kẻ thù hơn để cho những dân tộc tội nghiệp đang bị kẹt trong móng sắt của những cơ chế bạo ngược có cơ hội thoát ra và vươn mình hít thở không khí tự do.
Định Kiến Thứ Ba: Không Chơi Được Với Dân Mỹ Vì Họ Rất Xấc Xược – Dân Mỹ xấc xược hay vì chúng ta gắn bó quá lâu với “thái độ thập thò lo sợ, cách suy nghĩ méo mó cùn mằn, cách nói năng vòng vo uẩn khúc, cách hành sử lấp lửng nửa vời” theo quán tính tự cho là “khôn ngoan Á Đông” nên không chịu nổi cái sức mạnh đàn áp từ “thái độ thẳng thừng tự tin, cách suy nghĩ cởi mở thách thức, cách ăn nói rõ ràng khúc chiết, cách hành sử minh bạch rốt ráo” của người người Hoa Kỳ?
Mấy chữ khôn ngoan Á Đông phải đổi lại là khôn ngoan kiểu Tàu thì đúng hơn. Vì có nhiều dân tộc Á Châu không chia xẻ những đặc tính “ngụy quân tử” này của dân Tàu. Có phải chúng ta đã bị Hán hóa mất rồi nên mới tin vào cái khuôn mẫu “đạo đức phong kiến” kiểu Tàu?
Hay là chúng ta muốn nương vào đó để dễ che dấu tự ái hẹp hòi, kiến thức nông cạn, âm mưu đen tối, muốn chức quyền danh dự nhưng sợ gánh trách nhiệm? Bằng chứng cho thấy một lá thơ phàn nàn của một người tiêu thụ, không cần biết lý lịch của người đó, gởi lên cấp lãnh đạo của một công ty kinh doanh Hoa Kỳ trị giá vài chục tỉ USD chỉ một vài tuần sau là nhận được một lá thơ hồi đáp với những lời xin lỗi vô cùng lễ độ do chính ông Giám Đốc Toàn Quyền của công ty viết tay gởi tới. Bằng chứng cho thấy một lá thơ của một em học sinh gởi đến Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ một vài tuần sau là được phúc đáp với lời lẽ ngọt ngào do chính tay vị nguyên thủ quốc gia viết gởi, không cần biết đứa trẻ đó là con của một người di dân hay con của một công nhân nghèo. Với những bằng chứng như vậy, người Mỹ có thực sự xấc xược? Ngược lại, chỉ với một chức vụ cỏn con trong chính quyền, có một chút tài sản nho nhỏ, được một chút học vị kha khá, khoát một cái áo công an vàng vàng lên người là đã muốn buộc bá tánh phải quỳ lạy mình. Những bằng chứng như vậy trong một quốc gia độc tài, thí dụ như Việt Nam, thể hiện cho thái độ gì nếu không là xấc xược?
Những phản bác trên nếu nói là luận điệu bênh vực cho Hoa Kỳ thì không đúng hẳn. Phải nói cho đúng hơn là bênh vực cho cung cách hành sử dân chủ của khối quần chúng Hoa Kỳ cũng như bất cứ khối quần chúng nào trong những quốc gia yêu chuộng tự do dân chủ trên mặt địa cầu; bênh vực cho sự thật và công lý.
Những phản bác trên cũng không là luận điệu cố ý làm thương tổn hòa khí, xúc phạm những người trưởng thượng, hoặc bôi nhọ một chế độ. Chúng được đưa ra ánh sáng để buộc chúng ta phải đánh giá lại một cách đúng đắn về những lập luận không thân thiện đối với Hoa Kỳ. Chúng ta phải giữ công lý trong trái tim và chúng ta phải hiểu đối tượng để từ đó chúng ta có thể tiến về tương lai với những bước đi vững chắc.
Hiện nay có hơn hai triệu người VML đang sống tại hải ngoại và đa số là tại Hoa Kỳ. Sau một thời gian dài “thao dợt” trong dòng sống dân chủ, họ đã là một khối người có một trình độ hiểu biết về qui luật của cuộc chơi dân chủ trên đất nước Hoa Kỳ và có đủ khả năng để “giành banh” trên sân bóng đá của Hoa Kỳ. Dựa vào lực lượng này cộng với khối người VML có mặt trên khắp địa cầu ngày hôm nay, có thể nói khối ba dân tộc VML không còn là một khối người ngờ nghệch như 30 năm trước. Tại sao không tin vào sức mạnh vô giá này?
Định Kiến Thứ Tư: Chơi Với Trung Quốc Vẫn Hơn Vì Trung Quốc Ở Gần, Vả Lại Là Người Á Đông, Còn Hoa Kỳ Ở Xa Và Là Dân Mắt Xanh Mũi Lỏ — Không còn một luận điệu nào sai lầm hơn, về mặt chiến lược! Có thực sự Trung Quốc ở gần sát bên là một may mắn cho VMLMTM, hay ngược lại? Có thực sự chính quyền Trung Cộng là dân Á Đông mà VMLMTM có tiện nghi hơn, hay ngược lại?
Không phải ông Hồ Chí Minh đã từng “đi gần về xa” hay sao? Hồ Chí Minh đã từng kết thân với Trung Cộng lúc đầu [đi gần] để rồi nhận ra cái thực sự đáng sợ là vì tên đàn anh này “vừa thâm vừa độc vừa gần bên” cho nên cuối cùng đã nhất quyết gạt tên đàn anh ở gần qua một bên để kết thân với tên đàn anh Liên Xô ở xa cho chắc ăn [về xa].
Không phải chính Trung Cộng đã cung cấp vũ khí cho lực lượng Khmer Rouge và để cho tên đàn em Polpot thảm sát hơn 1/3 dân số Khmer hay sao?
Tuy là ở gần nhưng có bao nhiêu người biết rõ những gì đang diễn biến tại Tử Cấm Thành Bắc Kinh?
Tuy là dân Á Đông nhưng chính quyền Trung Cộng không ngần ngại giết chết hàng chục triệu người của dân mình không nháy mắt và cả nước đều yên lặng tới độ không dám thở thì liệu cái Á Đông của họ có lợi gì cho những dân tộc nhỏ bé VMLMTM?
Tuy là ở xa nhưng hầu như bất cứ chuyện gì xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ tất cả thế giới đều biết, ngay cả những cuộc hội họp nội bộ rất quan trọng, ngay giây phút nó đang diễn ra.
Tuy là mắt xanh mũi lỏ nhưng bất cứ một người dân vô tội nào trên thế giới bị tù đày tra tấn dã man hoặc một dân tộc nào bị đối xử bất công họ đều lên tiếng can thiệp, có lúc bảo vệ cho cả quyền sống và nhân vị cho chính kẻ thù của đất nước Hoa Kỳ. Liệu cái cách sống quân tử Tàu của Trung Quốc có dám quân tử tới mức đó hay không?
Định Kiến Thứ Năm: Không Chơi Với Trung Quốc Mà Cũng Chả Chơi Với Hoa Kỳ — Không chơi với ai cả tức là đã chơi và chơi một cách ngu xuẩn. Ngày hôm nay những chữ độc lập, tự chủ, tự cường chỉ dành để trang trí và không có nhiều thực dụng. Khi mà toàn quả địa cầu được gọi là “làng” thì không một quốc gia nào có thể thoát ra khỏi sự quan hệ với những quốc gia khác.
Với những quốc gia nhỏ bé kém phát triển, nói không chơi với Trung Quốc cũng không chơi với Hoa Kỳ là một điều khôi hài. Càng khôi hài hơn khi những quốc gia nhỏ bé kém phát triển này nằm sát biên giới Trung Quốc.
Nếu đã có cái nhìn “đại bàng và mảnh long đang rình rập con mồi nằm giữa” và chính mình là con mồi, tuyên bố không chơi với ai cả tức là tuyên bố hai bên cứ mặc tình cấu xé tôi, bên nào cũng được. Nếu đại bàng và mảnh long đều muốn tranh mồi thì con mồi còn có cơ hội sinh tồn. Chỉ e rằng, vì bản chất dân chủ, đại bàng sẽ đập cánh bay đi để lại sau lưng con mồi và mảnh long đang thèm thịt.
Định Kiến Thứ Sáu: Chơi Với Cả Hai Nhưng Không Mật Thiết Với Hoa Kỳ, Vì Sợ Trung Quốc Nổi Giận Hoặc Vì Chỉ Muốn Sự Có Mặt Của Hoa Kỳ Để Hạn Chế Bớt Quyền Lực Trung Quốc — Một sách lược ngoại giao hình thành trên căn bản của định kiến thứ sáu này nghe có vẽ hợp lý. Nhưng suy nghĩ kỷ thì có một cái gì đó không ổn. Thử lắng nghe lời thì thầm này của một cô gái: “Anh Hoa Kỳ vô vàn yêu quí của em ơi. Em yêu tiền anh. Em yêu sức mạnh của anh. Em yêu ngay cả cái cốt lõi của anh [tự do dân
chủ]. Nhưng em không muốn trở thành bạn đường của anh. Em không muốn cái cốt lõi của anh xâm nhập và làm hư cái cốt lõi của em [độc tài cộng sản]. Em chỉ muốn anh thương yêu em, bảo vệ em, và cung phụng cho em, vô điều kiện. Chưa hết, người mà em trao thân hàng đêm đích thị là anh hàng xóm tên Trung Quốc, kẻ đang đe dọa anh. Nhưng anh không được quyền bóp cổ hắn. Chỉ được quyền hù hắn thôi. Anh có hiểu sự “bức xúc” tình lý của em không?” Nếu đây là suy nghĩ và lời nói của một cô gái thì chắc chắn cô ta sẽ làm cho người nghe nôn mửa và phán cho một câu rất dứt khoát “cái con đ. ng. này mày nghĩ mày là ai?” Hàm ý trong bao nhiêu đó chắc cũng đã đủ chứ không cần phải triển khai xa hơn.
chủ]. Nhưng em không muốn trở thành bạn đường của anh. Em không muốn cái cốt lõi của anh xâm nhập và làm hư cái cốt lõi của em [độc tài cộng sản]. Em chỉ muốn anh thương yêu em, bảo vệ em, và cung phụng cho em, vô điều kiện. Chưa hết, người mà em trao thân hàng đêm đích thị là anh hàng xóm tên Trung Quốc, kẻ đang đe dọa anh. Nhưng anh không được quyền bóp cổ hắn. Chỉ được quyền hù hắn thôi. Anh có hiểu sự “bức xúc” tình lý của em không?” Nếu đây là suy nghĩ và lời nói của một cô gái thì chắc chắn cô ta sẽ làm cho người nghe nôn mửa và phán cho một câu rất dứt khoát “cái con đ. ng. này mày nghĩ mày là ai?” Hàm ý trong bao nhiêu đó chắc cũng đã đủ chứ không cần phải triển khai xa hơn.
Định Kiến Thứ Bảy: Chơi Với Cả Hai Và Giữ Thăng Bằng Thế Lực Giữa Trung Quốc Và Hoa Kỳ.
Iris Vinh Hayes
( Còn Tiếp Đoạn 10 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét