Ý Đồ Của Trung Quốc

SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 10
Iris Vinh Hayes
            Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược, dưới tựa đề Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu. Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc. Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu. Hy vọng là có sự bổ ích.

Bắt Đầu Trích Dẫn Đoạn 10
(Trang 116)


Lời Cuối


Hiểm họa Trung Cộng, ngay bây giờ và nhiều năm về sau, là một thực trạng không thể chối cãi và rất đáng sợ. Những quốc gia kém phát triển nằm cận kề Trung Quốc không thể tiếp tục chơi trò đánh đu và không thể nhân nhượng với Trung Quốc. Vì chơi đánh đu càng lâu thì những cánh tay mực tuột của Trung Cộng càng siết chặt cho đến lúc hoàn toàn không còn khả năng thoát ra. Cái gọi là sách lược “cân bằng ảnh hưởng giữa hai thế lực Hoa Kỳ và Trung Quốc” sẽ không thực hiện được. Còn cơ hội để làm quyết định “không thể nhân nhượng” Trung Quốc chỉ hiện hữu trong vòng một thời gian ngắn nữa thôi. Khi mà Trung Quốc đã thực hiện xong việc hiện đại hóa bộ máy chiến tranh của nó, khi mà thực lực kinh tế của nó đã lên tới đỉnh cao, khi mà đạo quân thứ năm và những đạo quân ma quỷ của nó đã trèo cao thọc sâu ở những quốc gia khác trên thế giới, khi mà Hoa Kỳ và những cường quốc của khối tự do đều ngần ngại thư hùng quân sự với nó . . . thì lúc đó không còn ai có thể đủ sức để ngăn chận bàn tay của Trung Cộng thò ra để lấy những gì nó muốn lấy. Viễn ảnh đó cũng không xa lắm đâu.


Rồi những thảm họa do Trung Quốc gây ra sẽ đổ ập xuống như những cơn bão lớn. Những dân tộc nhỏ bé sẽ bị tiêu hóa trong dòng thác người, lãnh thổ sẽ bị biến mất trong bước tiến nhất thống Đại Trung Quốc, tài nguyên sẽ bị hút cạn để phục vụ cho Hán tộc. Dầu thảm họa có thực sự xảy ra hay không, chỉ với hai chữ “có thể” cũng đã là một điều quá lớn để tiếp tục ngủ yên.


Thực ra thì thảm họa do Trung Quốc gây ra cho những quốc gia kém phát triển chung quanh đã và đang diễn ra từng ngày với cường độ nhanh hơn tầm ăn dâu. Một mặt Trung cộng thực hiện sách lược “lũng đoạn chính trị, đánh phá kinh tế, thôn tính văn hóa và lấn chiếm lãnh thổ” một mặt khác Trung Cộng rêu rao “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, tiến tới tương lai.” Đối với tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, hợp tác toàn diện có nghĩa là khống chế toàn diện hoặc hợp lại toàn diện dưới lá cờ Trung Quốc.


Một hy vọng duy nhất, nhờ nương theo cái mạnh của người và vận dụng cái lợi điểm của mình trong bối cảnh đang vận hành, là cố gắng hình thành một LBĐNAC có thực lực để tham dự vào chiến lược BVKCLBTQ. Bao vây, kềm chế và làm bể Trung Quốc thành nhiều mảnh là điều phải làm, và phải làm ngay từ bây giờ. Chỉ có như vậy thì ĐNAC mới không bị nuốt sống, Á Châu mới ổn định và thế giới mới hy vọng tránh được một trận thư hùng vũ lực Hoa-đối-Hoa trong tương lai. Và chỉ có như vậy thì vùng đất VML mới hy vọng không biến thành bãi chiến trường “long tranh hỗ đấu” có thể đẩy ba dân tộc VML đến chỗ diệt vong. Phải nhìn với tầm mắt xa hơn một thế hệ.


Hoa Kỳ không thể đơn độc thực hiện chiến lược BVKCLBTQ. Hoa Kỳ cần những quốc gia đồng minh nằm trong vòng đai BVTC để thực hiện và thực hiện một cách hiệu quả. Và đây chính là cơ hội cho Việt, Miên, Lào, Miến trở mình và Thái, Mã mọc cánh.


Trở mình vì, bên cạnh yếu tố chiến lược, hình thành một LBĐNAC còn là một cách thức tốt đẹp nhất và ổn định nhất để chuyển hóa những cơ chế què quặt lạc hậu, như cơ chế hiện tại của VML, tiến lên một cơ chế mới mang những đặc tính tốt đẹp và cho hiệu năng cao. Nói một cách khác, LBĐNAC có thể trở thành một quần thể và chắc chắn phải là một quần thể nhân bản, dân chủ, và pháp trị. Chỉ có như vậy nó mới có thể khai phóng tất cả tiềm năng hiện hữu trong vòng một thời gian ngắn để tạo dựng một thực lực kinh tế, ngoại giao và quân sự đủ sức đáp ứng cho nhu cầu chiến lược BVKCLBTQ.
Iris Vinh Hayes
Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét