Ý Đồ Của Trung Quốc

SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 4
Iris Vinh Hayes
Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược, dưới tựa đề Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu.  Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc.  Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam.  Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu.  Hy vọng là có sự bổ ích. 
Bắt Đầu Trích Dẫn Nguyên Văn - Đoạn 4
(trang 32-43)


B. Sức Mạnh Kinh Tế Của Trung Quốc 

Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là một vấn nạn cho toàn vùng Đông Nam Á Châu và cho toàn thế giới. 

 Kể từ khi TT Richard Nixon lập cầu ngoại giao để Hoa Kỳ nói chuyện với Trung Cộng vào năm 1971 theo chính sách gọi là “strategic engagement” thì nền kinh tế của Trung Quốc theo đó đã chuyển hướng vào năm 1978, dưới thời kỳ của Đặng Tiểu Bình, và tiến một bước thật dài.  Là một quốc gia trong nhóm lạc hậu nhất thế giới trở thành là một quốc gia có một nền kinh tế lớn đứng thứ nhì sau nền kinh tế Hoa Kỳ.  Tính vào năm 2001, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc đã phình lên đến 5,700 tỉ ID, GDP tính theo PPP, hay là gấp bốn lần nền kinh tế của Trung Quốc vào năm 1978.  Và, ước tính của năm 2004, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc đã lên đến 7262 tỉ ID.                         

Sách lược “engagement” hình thành trên nền tảng “hy vọng là” thúc đẩy Trung Quốc mở cửa tiếp xúc với thế giới bên ngoài.  Mở cửa tiếp xúc với bên ngoài sẽ nhanh chóng giúp Trung Quốc đạt sự phồn thịnh kinh tế.  Một Trung Quốc phồn thịnh kinh tế sẽ tiến tới việc dân chủ hóa guồng máy chính trị và sẽ trở nên hiền hòa hơn đối với lân bang và thế giới.  Suốt ba thập niên, thế giới đã không ngừng khuyến khích và giúp đỡ để Trung Quốc phát triển.  Hoa Kỳ cũng nhiều lần nhượng bộ và ngầm thưởng thí cho Trung Quốc không ít vì sách lược và kỳ vọng này. 

 Dự trù của sách lược đã đúng một phần: kinh tế của Trung Quốc quả thực tăng trưởng một cách nhanh chóng.  Tuy nhiên, dự trù của sách lược đã sai ở một mặt quan trọng: một Trung Quốc giàu có không muốn dân chủ hóa và cũng không hiền hòa hơn.  Và, đó chính là nguồn gốc của mọi vấn nạn liên hệ tới nền kinh tế phồn thịnh của Trung Quốc.



 Tài Trợ Cho Những Chương Trình Chiến Lược -- Từ những sự kiện gây sụp đổ của đế quốc Liên Xô, Trung Cộng rút ra được một bài học quí giá là theo đuổi sức mạnh quân sự không có sự hỗ trợ của thực lực kinh tế là một theo đuổi sẽ dẫn đến chỗ kiệt quệ và tan rã.  Và từ tên đàn em Bắc Hàn, Trung Cộng cũng rút ra một bài học quí giá khác là nếu chỉ có sức mạnh quân sự cộng với thái độ côn đồ thì chỉ dẫn đến sự cô lập và nghèo đói.

Từ những bài học chiến lược này Trung Quốc thay đổi hẳn: ngoài mặt hòa hoãn với Hoa Kỳ và những cường quốc để có đủ thời gian xây dựng nội lực kinh tế nhưng một mặt khác âm thầm xúc tiến những kế hoạch thôn tính dài hạn nhưng luôn luôn ngụy trang bằng những mặt nạ “hợp lý và đầy thiện chí,” thứ mặt nạ mà chuyên gia và lý thuyết gia phương Tây nhẹ dạ đã “gọt đẽo vẽ vời” và Trung Quốc nương theo đó mang lên mặt để ngụy trang gạt gẫm thế giới.  Phát triển kinh tế trở thành là chiến lược số một.   

Rồi Trung quốc đã dùng sự giàu có của nền kinh tế mới để (a) tài trợ cho những chương trình phát triển vũ khí chiến lược như là chế tạo hỏa tiễn, chế tạo bom nguyên tử và phi đạn nguyên tử, chế tạo tàu lặn, chế tạo chiến hạm, chế tạo máy bay, chế tạo vệ tinh và phi thuyền không gian; (b) tài trợ cho những chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhanh chóng gia tăng sức mạnh trên mặt biển, trên không trung và trên mặt đất; (c) tài trợ cho những mạng lưới tình báo chiến lược gia tăng hiệu năng cài đặt thu lượm tin tức tình báo hải ngoại và gia tăng hiệu năng đánh cấp tài liệu kinh tế, quân sự, ngoại giao và vân vân; (d) tài trợ cho những chương trình hoạt động lũng đoạn chính trị và xã hội trên đất nước Hoa Kỳ và các quốc gia đối đầu hoặc gây trở ngại cho Trung Quốc; (e) tài trợ cho những công ty Trung Quốc để cạnh tranh và để phá hoại sự ổn định kinh tế của nước khác; (f) tài trợ cho những chương trình xây dựng hệ thống vận chuyển của những quốc gia chư hầu nằm trong vùng Đông Nam Á Châu, những chương trình vừa giúp cho Trung Quốc ngay trước mắt là đổ hàng hóa vào các quốc gia này nhanh hơn lại vừa giúp cho Trung Quốc sau này chuyển quân tiến chiếm lãnh thổ dễ dàng hơn. 

 Cái gọi là “hợp tác kinh tế” của Trung Cộng với những nước khác không bao giờ đi rời với ba chữ “và quân sự.””Sau lưng những biểu lộ thiện chí kinh tế, một thứ mặt nạ quyến rũ đối với những chuyên gia và lý thuyết gia nhẹ dạ Tây Phương, là những âm mưu chuẩn bị thôn tính bằng vũ lực.   

Những cánh tay mực tuột của Trung Quốc không thể mọc dài ra và thọc sâu vào lãnh thổ của nước khác nếu Trung Quốc vẫn là một quốc gia nghèo đói lẹt đẹt hoặc tỏ thái độ côn đồ sống sượng.  Do đó Trung Cộng phải trá ngụy để tiến tới mục tiêu.  Nhờ sức mạnh kinh tế mà “lộ đồ Hán hóa địa cầu, chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc” đã tiến triển mạnh hơn.  Nói một cách khác, Trung Quốc chưa bao giờ rời bỏ tham vọng, chỉ thay đổi chiến lược thực hiện tham vọng của họ.       



Làm Khan Hiếm Nguyên Vật Liệu Và Gây Những Cơn Sốt Giá Biểu - Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc đã, đang và sẽ thu hút một số lượng vật liệu và nhiên liệu khổng lồ trong tương lai. 

Dự đoán là trước năm 2015 nền kinh tế Trung Quốc mỗi ngày sẽ cần tiêu thụ một số năng lượng lên đến 2,067 Mtoe (millions tons of oil equivalence), tức là tương đương với 14,933 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Mức tiêu thụ năng lượng năm 1994 đã tăng gấp hai lần mức tiêu thụ năm 1979, tức là tăng gấp đôi trong vòng 15 năm.  Mức tiêu thụ năm 2006 dự đoán sẽ gấp hai lần mức tiêu thụ năm 1994, tức là tăng gấp đôi trong vòng 12 năm.  Cứ nhìn số lượng khổng lồ và tốc độ gia tăng, người ta có thể hình dung ra nền kinh tế Trung Quốc sẽ hút những vật liệu khác như thế nào.  Giá biểu leo thang vì khan hiếm và những cơn sốt giá biểu trong tương lai là điều không thể tránh.  Những quốc gia kém phát triển bị điêu đứng là điều chắc chắn và những quốc gia có tầm vóc cũng không tránh khỏi liên lụy. 



Dẫn Đến Nguy Cơ Chiến Tranh Giành Quyền Khai Thác-- Sự khan hiếm càng ngày càng trầm trọng của nhiên liệu và nguyên liệu sẽ có nguy cơ dẫn tới những xung đột vũ lực nhằm dành quyền khai thác.  Dầu hỏa, khí đốt, gỗ rừng, khoáng sản, nguồn nước, và những thứ vật liệu khác sẽ trở nên quan trọng hơn và thiết thực hơn những triết thuyết mang tính cách giáo điều. 

Và một quốc gia như Trung Quốc, vốn dĩ luôn luôn có thái độ sẵn sàng sử dụng vũ lực, vốn dĩ có “tham vọng Hán hóa địa cầu, chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc,” vốn dĩ “quen vận dụng sách lược lũng đoạn chính trị, đánh phá kinh tế, thôn tính văn hóa và lấn chiếm lãnh thổ,” vốn dĩ “giỏi xài những thủ đoạn ném đá dấu tay, mượn dao giết người, miệng cười tay đâm” sẽ không ngần ngại tận dụng mọi phương tiện kể cả vũ lực để (a) nắm lấy những nguồn tiếp liệu và nắm lấy những con đường tiếp liệu phục vụ cho nhu cầu của Trung Quốc và (b) bóp nghẽn những nguồn tiếp liệu và những con đường tiếp liệu phục vụ cho nhu cầu của những quốc gia mà Trung Quốc muốn khống chế.  

Riêng tại vùng Đông Nam Á Châu, từ biển Nam Hải kéo dài tới Malacca Strait, hiện tại mỗi năm có trên một trăm ngàn thương thuyền lớn đi ngang qua.  Số lượng thương thuyền này ba lần nhiều hơn số lượng thương thuyền đi ngang qua kinh Suez và năm lần nhiều hơn số lượng đi ngang qua kinh Panama.  Và mỗi ngày có trên ba triệu thùng dầu được vận chuyển ngang qua.  Có đến 80% dầu nhập cảng cho Nhật, Nam Hàn, Đài Loan đi ngang qua.  Dự đoán là tới năm 2020 nhu cầu dầu của các nước Á Châu sẽ lên đến 25 triệu thùng một ngày và hầu hết số lượng dầu nhập cảng từ Trung Đông và Phi Châu sẽ được vận chuyển ngang qua.  Hành lang vận chuyển này của Đông Nam Á Châu tính ở chỗ hẹp nhất, kinh Phillip tại Singapore Strait, có chiều rộng chưa tới 2.4 km. Với vị thế chiến lược vô cùng quan trọng của hành lang vận chuyển này, liệu Trung Cộng có thể bỏ qua?   Mặc dù Trung Cộng gia nhập APEC-WG, ký IMO với 51 quốc gia khác và hứa hẹn sẽ tôn trọng những hiệp ước nhưng liệu có thể tin vào “lòng thành của con cáo giữ cửa chuồng gà”?  



Cạnh Tranh Bất Chính -- Với chính sách kềm giá nhân dân tệ; với chính sách tài trợ để phát triển những kỹ nghệ mũi nhọn chiến lược trong thời gian ngắn nhất; với chính sách đánh thuế nhập cảng cao và cho vào số lượng ít; với chính sách tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho những công ty sản xuất hàng hóa xuất khẩu và những công ty xuất khẩu; với chính sách cho xuất khẩu nhỏ giọt những sản phẩm có nhu cầu cao tại ngoại quốc vừa để nâng giá bán của hàng xuất cảng vừa làm cho giá thành của sản phẩm ngoại quốc cao hơn; với chính sách liên tục thiết lập thêm nhà máy sản xuất bất chấp sự thiết yếu của duy trì quân bình cung cầu; với chính sách nghiên cứu và áp dụng những khám phá sinh học, hóa học, di tính học vào thương mãi một cách vô trách nhiệm bất kể hậu quả; với những hoạt động tình báo kinh tế đánh cắp công trình nghiên cứu sản phẩm; với tình trạng ăn cắp bản quyền lan tràn; với giá lao động rẻ mạt, hoặc không cần trả tiền vì dùng tù nhân sản xuất; với những hoạt động chế tạo sản phẩm giả hiệu rồi đem dội vào thị trường của các quốc gia khác . . . với đủ mọi góc độ và tầng độ cạnh tranh bất chính Trung Cộng đã chiếm thượng phong trên hầu hết thị trường thế giới. 

Những quốc gia lớn như Hoa Kỳ và Canada cũng bị khốn khổ không ít vì sự cạnh tranh bất chính của Trung Quốc thì những quốc gia kém phát triển như sáu quốc gia VMLMTM làm sao không điêu đứng? 

Chưa hết, Trung Quốc còn mượn tay đội quân thứ năm để đẩy hàng hóa Tàu xâm nhập vào thị trường của các quốc gia trên khắp thế giới và đồng thời mượn tay đội quân này đánh phá kinh tế và làm lũng đoạn chính trị của những quốc gia họ đang cư trú.  Một khi Trung Quốc đã có dã tâm và đã từng thực hiện âm mưu lũng đoạn chính trị Hoa Kỳ thì không có một quốc gia nào khác Trung Quốc không dám thực hiện. 

  

Gây Khủng Hoảng Tài Chính - Với sự phồn thịnh kinh tế Trung Quốc đã có dư tiền để đầu tư vào hệ thống tài chính của những quốc gia khác, nhất là tiền của đảng Cộng Sản Trung Quốc hái từ cánh tay kinh tế đảng.  Với một số lượng lớn đầu tư, Trung Quốc có thể rút ra đột ngột và gây nên những cơn chấn động tài chính đưa đến khủng hoảng cho toàn vùng hoặc cho toàn thế giới.  Và sau đó, với lợi thế của kẻ chủ động tình hình, Trung Cộng có thể tung tiền ngốn lấy tài nguyên và chủ quyền của những quốc gia bị thương tổn nặng vì thiếu phòng bị.  Tuy hiện nay Trung Quốc chưa thực hiện dạng hình chiến tranh này ở tầm cỡ rộng lớn, nhưng trong tương lai ai có thể cấm Trung Quốc thực hiện?    



Lợi Dụng Mậu Dịch Để Đánh Phá -- Trung Quốc cũng tích cực lợi dụng con đường mậu dịch, mượn tay đạo quân thứ năm và những đạo quân khác -đạo quân thế lực đen (mafia), đạo quân thế lực đỏ (mafia đỏ), đạo quân trong bóng tối (tình báo)-- để đưa vũ khí, tin liệu chế tạo vũ khí WMD, tiền giả, ma dược, hóa chất độc hại và vi rút đánh phá những quốc gia khác, cái gọi là “chiến lược tiêu hao tiềm năng đối phương.” 

Hiện giờ Trung Cộng chỉ mới “thực hiện hạn chế” chiến lược này.  Ai cấm Trung Cộng thực hiện ở một tầm cỡ rộng lớn hơn và thực hiện trên đất Bắc Mỹ Châu?   



Mua Chuộc Những Quốc Gia Độc Tài Để Chống Lại Tiến Trình Dân Chủ Hóa -- Trung Quốc đã giàu có hơn cho nên đã có thể tung tiền mua chuộc những quốc gia độc tài, đúng hơn phải nói là mua chuộc những chế độ phi dân chủ, để chống lại tiến trình dân chủ hóa của nhân loại.   

Tóm lại, nhờ vào sức mạnh kinh tế Trung Cộng không những đã nuôi dưỡng bộ máy vũ lực cho lớn mạnh hơn mà còn nương vào sức mạnh kinh tế của mình để thực hiện chiến tranh dưới mọi hình thức -chiến tranh kinh tế, chiến tranh tài chính, chiến tranh phá hoại tiềm năng để làm tiêu hao nội lực của những quốc gia khác, vân vân--.  Những dạng chiến tranh này mới chính là ý nghĩa thật sự của cái gọi là “unrestricted warfare” mà hai tên đại tá hồng quân đã hé cho thấy một ít sự thật những gì Trung Cộng đã làm và đang làm.  Như vậy, có thể nói sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là một vấn nạn lớn và là một vấn nạn trường kỳ cho những quốc gia trong vùng và cho toàn thế giới. 



C. Sức Mạnh Dân Số Của Trung Quốc

Với hơn 1.3 tỉ người trong số 6.3 tỉ trên mặt địa cầu cộng với 60 triệu người trong đạo quân thứ năm, khối dân số của Trung Quốc quả là một tiềm lực cực lớn.  Và không may, cũng chính khối dân số này là một đe dọa thực sự và trường kỳ cho vùng Đông Nam Á Châu và cho toàn thế giới.  Đe dọa vì: (a) khối dân số này có thể túa ra như đàn ong vỡ tổ để tràn ngập những lãnh thổ lân cận, nhất là góc Đông Nam Á Châu xuống tới Nam Dương và Úc Châu; (b) khối dân số này đe dọa Hán hóa những dân tộc khác bất cứ nơi nào họ tới định cư; (c) với sự phồn thịnh kinh tế, khối dân số này bắt đầu hưởng thụ nhiều hơn và sự hưởng thụ vô trách nhiệm của họ dẫn tới tình trạng môi sinh tại những nước khác bị họ gián tiếp phá hủy và giá trị xã hội của những nước khác bị họ làm cho băng hoại.     



LBĐNAC: Một Thực Thể Đối Kháng

Nằm Trong Chiến Lược BVKCLBTQ 

Dựa trên những dữ liệu vừa trình bày, nhìn trên tổng thể, cái mà Trung Cộng thực sự đang tiến hành là (a) một mặt nâng chiến lược kinh tế lên hàng đầu và tận lực phát triển nền kinh tế Trung Quốc để gom tụ nội lực kinh tế cho thật lớn mạnh và (b) một mặt khác triển khai sách lược trá ngụy (deception strategy) để từng bước thực hiện lộ đồ tham vọng.  Đến một lúc nào đó, khi mà Trung Quốc đã đạt đến cao điểm của sức mạnh về mọi mặt thì “lộ đồ Hán hóa địa cầu, chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc” có thể thực hiện một cách thong dong.  

Sức mạnh trên không, sức mạnh trên biển và sức mạnh trên đất chỉ là ba chiều lực chiến lược của sức mạnh vũ lực Trung Quốc.  Còn sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và sức mạnh dân số mới là ba chiều lực của lộ đồ “Hán hóa địa cầu, chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc.”” 

Chuyên gia và lý thuyết gia phương Tây nhẹ dạ có thể tìm đủ bằng chứng, và dễ tin vào những điều Trung Quốc muốn cho họ thấy, để nói tốt cho “cái thiện chí” của Trung Quốc.  Nhưng sáu quốc gia VMLMTM phải sống với thực tế cận kề: (a) Trung Quốc là một tên khổng lồ nhiều tham lam, thâm độc và nguy hiểm và (b) “chính sách không thành văn” mới thể hiện thực sự ý đồ của Trung Quốc.  

Những ý đồ đen tối thực hiện sau lưng những “chính sách thành văn” không dễ có bằng chứng để cho những chuyên gia và lý thuyết gia nhẹ dạ phương Tây nắm lấy mà phân tích.  Không ai biết những sự thật này rõ hơn những dân tộc Á Châu.  Đúng như Murat Auezov, cựu đại sứ Kazakh tại Trung Quốc, đã nói “Tôi biết tập quán của dân Tàu.  Chúng ta không nên tin bất cứ một điều gì nơi cửa miệng của những chính trị gia Trung Quốc.  Như là một nhà sử học, tôi có thể nói là Trung Quốc của thế kỷ 19, Trung Quốc của thế kỷ thứ 20, và Trung Quốc của thế kỷ thứ 21 không giống nhau.  Nhưng có một điều vẫn không khác nối liền từ xưa đến giờ là tham vọng bành trướng lãnh thổ.”” 

Chuyên viên và lý thuyết gia phương Tây có thể bàn xuôi và bàn ngược từ năm này qua năm khác về Trung Quốc.  Đúng hay sai họ vẫn là họ.  Nhưng sáu quốc gia VMLMTM phải sống với thực tế cận kề: (a) nếu Trung Quốc bất ngờ nuốt sống một trong những quốc gia này liệu thế giới có đòi lại được không và (b) có quốc gia nào trên thế giới dám sử dụng vũ lực để đòi giùm?  Cho nên, sáu quốc gia VMLMTM phải luôn luôn phòng bị và đối phó.  Nếu không, sáu quốc gia VMLMTM sẽ phải trả một giá rất đắt. 

 Nhưng luôn luôn phòng bị và đối phó một cách riêng lẻ cũng chưa đủ.  Sáu quốc gia VMLMTM phải kết hợp thành một quần thể có thực lực, một LBĐNAC dân chủ và tự do và thịnh vượng.  Hình thành một LBĐNAC là một “nước cờ đánh trước” (preemtive strike), nhưng không nằm trong ý nghĩa quân sự mà nằm trong ý nghĩa chiến lược phòng bị và đối phó.  Và, chỉ có phòng bị và đối phó kiểu này mới hy vọng bảo vệ được an ninh và sự sinh tồn trong tương lai của những dân tộc nhỏ bé nằm trong sáu quốc gia VMLMTM.   

 Cơ hội duy trì hòa bình cho toàn vùng và cho toàn thế giới, cơ hội bảo vệ môi sinh bảo toàn di sản thiên nhiên để lại cho thế hệ tương lai, cơ hội sinh tồn của những dân tộc nhỏ bé, cơ hội mang lại hạnh phúc thực sự cho bá tánh đều là những mục tiêu chính đáng bên sau đề án hình thành một LBĐNAC [Liên Bang Đông Nam á Châu] có thực lực để dự phần vào chiến lược BVKCLBTQ [bao vây, kềm chế, làm bể Trung Quốc].  Hình thành LBĐNAC là một điều nên thực hiện, phải thực hiện, và phải thực hiện nhanh chóng trước khi con rồng đỏ Trung Quốc đủ sức mạnh phá lưới bay cao rồi quay lại tàn phá thế giới.  
 ( Còn Tiếp Đoạn 5 )
Iris Vinh Hayes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét