Tâm tình người lính ở Trường Sa và Hoàng Sa
Source Google Earth : Ba Bình (nhìn từ Google Earth) là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa . |
Hòang Sa- Trường Sa gần đây được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng khi mà tình hình tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông nóng lên.
Có những người từng đặt chân lên những địa danh mà nay được xem như vùng đất thiêng liêng đó của Việt Nam.
Kỷ ức của họ về những nơi đó ra sao?Sau đây là tâm tình của hai người từng đến và làm việc tại Hòang Sa và Trường Sa qua phần trình bày của Gia Minh.
Nhiệm vụ người lính giữ đảo
Không phải ai cũng có cơ hội đi đến được những vùng đất xa của tổ quốc như các đảo thuộc Hòang Sa và Trường Sa. Trong thực tế từ trước và đến lúc này chưa có những tour du lịch đưa người dân muốn đi đó đi đây đến tại những đảo xa vắng người ngòai khơi vùng biển Việt Nam.
Những người đến đó thường là những lính hải quân hay là nhân viên có nhiệm vụ đặc biệt tại đài khí tượng đặt trên đảo mà thôi.
Những người đến đó thường là những lính hải quân hay là nhân viên có nhiệm vụ đặc biệt tại đài khí tượng đặt trên đảo mà thôi.
Ông Phạm Khôi, một cựu binh sĩ thuộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước đây được phân công ra Hòang Sa làm việc cho biết lại thời gian ông được phân công ra làm nhiệm vụ tại đó:
Việt Nam nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: VNN |
Tôi là lính đi giữ đảo từ tháng chạp đến tháng 5 năm 1970 mới về, gần sáu tháng. Tôi chủ yếu đi gác và kiếm thực phẩm để ăn. Khi đi ra mang theo gạo cho 30 lính và ba nhân viên khí tượng. Chúng tôi ở tại Hòang Sa. Tại đó vào thập niên 80, vua Gia Long cho đào một cái giếng ở đó.
Tại nhà Đài khí tượng có xây một bể chứa nước mưa để uống, nhưng nếu không mưa 15 ngày phải uống nứơc giếng. Nứơc giếng này bị mặn nên uống ba ngày sẽ đau bụng. Khi đau bụng như thế không có thuốc trị, mà uống nước đường sẽ hết.
Cựu binh hải quân Lê Minh Thoa từng chứng kiến Tàu Trung Quốc tấn công vào Đảo Gạc Ma của Việt Nam hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988 cũng cho biết lại nhiệm vụ của bản thân anh vào thời điểm đó tại Trường Sa:
Tôi ra đó năm 1986, thuộc tàu tiếp tế Lữ đòan 125. Đi ra đó theo mùa, tháng ba là chiến dịch xây dựng đảo, mùa tết thì đi trao hàng tết cho các đảo.
Khi chở hàng ra có thể ở lại ba tháng tham gia xây dựng đảo. Tàu chở ximăng, sắt thép ra đổ cọc bê tông xây dựng những nhà chòi trên các đảo ngầm…
Kỷ ức khó quên
Một lần đến nơi nào đó, mà đây lại là những vùng đảo xa ít không mấy người có cơ hội đến, hẳn nhiên lưu lại nhiều ký ức khó quên trong tâm trí của những người lính ngày nào.
Ông Phạm Khôi, cựu binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhắc lại những hình ảnh của vùng đảo thuộc Hòang Sa nơi ông từng công tác mấy tháng hồi năm 1970:
Ông Phạm Khôi, cựu binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhắc lại những hình ảnh của vùng đảo thuộc Hòang Sa nơi ông từng công tác mấy tháng hồi năm 1970:
Tàu HQ-604 của Việt Nam bị TQ bắn đang chìm tại phía Tây Nam bãi Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988. RFA screen capture |
Ngòai đó đặc biệt 30, mùng một, rằm 14 nước cạn. Đi ra đến khi nước bọt lớn thì vô, đi khỏang 1,5 cây số.
Cá thì khỏi nói: mực mắc cạn, rồi cá mú…, mực đập, cá câu. Có lần chúng tôi câu được một con cá mập dài cỡ 2 mét, nặng cỡ 200 kilôgram. Không khí môi trường ở đảo rất trong lành, mát mẻ, khi gác xong đi bắt cá rất là thú.
Còn anh lính hải quân năm nào bị Trung Quốc tấn công kể lại thời điểm diễn ra vụ tấn công hằn sâu trong tâm trí của anh:
Chiều ngày 13 đến đảo, đến sàng ngày 14 bị Trung Quốc đánh. Ngủ dậy, thuyền trưởng yêu cầu chuẩn bị chiến đấu thì chiến đấu thôi. Trên tàu không có súng ống gì, chỉ có mấy khẩu AK thôi. Tàu chở nhiều đơn vị, thủy thủ trên tàu có 22 thủy thủ.
Tàu của người ta là tàu chiến đấu còn phía mình chỉ có mấy khẩu AK nên không thể chống cự gì.
Sau lần bị tấn công đó anh và tám người lính khác trở thành tù binh của Trung Quốc.
Ước mong của những người cựu binh từng một thời được cử ra đảo xa công tác là muốn được một dịp nào về lại chốn cũ.
Tuy nhiên đối với ông Phạm Khôi thì mong ước đó khó có thể thực hiện được cho đến cuối đời vì quần đảo Hòang Sa đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 và không biết đến bao giờ mới có thể giành lại.
Riêng đối với người lính hải quân năm nào Lê Minh Thoa thì nguyện ước về thăm một vùng đảo anh đã đi qua ngày nào còn có thể:
Em cũng thích sẽ có điều kiện nào đó người ta cho mình về đó để thăm lại những đảo ngày xưa.
Hôm ngày 3 tháng 9 vừa qua, một số cựu binh Trường Sa trở về gặp nhau tại Khu du lịch Suối Lương ở Đà Nẵng, trong khuôn khổ chương trình mang tên ‘Vòng tròn bất tử’ do Trung Tâm Dữ Liệu Hòang Sa tổ chức. Tin cho biết có những người đã đến nhưng đêm hôm trước họ đã lẳng lặng rời khỏi nợi gặp mặt, ra đi để lại luôn cả hành trang.. Có giải thích nói họ không chịu nổi khi phải đối diện với những kỷ ức ngày cũ. Tuy nhiên đó cũng chỉ là suy luận vì không thể nói thay lòng người khác.
Hôm ngày 3 tháng 9 vừa qua, một số cựu binh Trường Sa trở về gặp nhau tại Khu du lịch Suối Lương ở Đà Nẵng, trong khuôn khổ chương trình mang tên ‘Vòng tròn bất tử’ do Trung Tâm Dữ Liệu Hòang Sa tổ chức. Tin cho biết có những người đã đến nhưng đêm hôm trước họ đã lẳng lặng rời khỏi nợi gặp mặt, ra đi để lại luôn cả hành trang.. Có giải thích nói họ không chịu nổi khi phải đối diện với những kỷ ức ngày cũ. Tuy nhiên đó cũng chỉ là suy luận vì không thể nói thay lòng người khác.
Gia Minh, biên tập viên RFA
Theo dòng thời sự:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét