Kim R. Holmes

Biển Đông không phải là cái ao của Bắc Kinh
Thềm lục địa Biển Đông
Trung Quốc lại phô trương sức mạnh trên biển. Tuần trước, tờ báo của chính phủ Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, đã lớn tiếng cảnh báo về “những hậu quả” nếu Bắc Kinh bị thách thức ở biển Đông. Vài tuần trước đó, một quan chức quân
sự hàng đầu Trung Quốc đã gọi các cuộc tập trận của hải quân Mỹ ở biển Đông là “không thích hợp” và quở trách Mỹ chi tiêu quá nhiều vào quốc phòng.

Lời phàn nàn đó là gì? Thực sự rất đơn giản: Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển Đông và các đảo ở đó. Điều này không mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng hiếu chiến hơn về các tuyên bố. Từ tháng 2, đã có chín lần Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ mà Philippines tuyên bố chủ quyền và đã nhiều lần cãi nhau với Việt Nam.

Trung Quốc đang khai thác Hiệp ước về Luật biển để củng cố các tuyên bố của mình ở tất cả các vùng “biển gần”. Dùng sự diễn giải hiệp ước mang phong cách riêng, mà Mỹ không là nước tham gia, lập luận rằng các tàu hải quân Mỹ và tàu phụ trợ nên bị giới hạn khi hoạt động trong khu vực mà Trung Quốc xem là “vùng đặc quyền kinh tế” của họ.

Thật vậy, Trung Quốc xem biển Đông không chỉ đơn thuần là phạm vi ảnh hưởng độc quyền, mà còn là vùng lãnh thổ có chủ quyền. Không đúng. Hầu hết là vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, đồng nghiệp của tôi, ông Dean Cheng lưu ý rằng, hải quân Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược của họ phù hợp với ý tưởng nhiều tham vọng này. Trong khi đó, họ từng chủ yếu tập trung vào Đài Loan, một mục tiêu bổ sung hôm nay là bảo đảm vùng biển từ các các hòn đảo của Nhật Bản dọc theo chuỗi đảo Ryūkyūs, đi qua Đài Loan và Philippines và tới eo biển Malacca, bao gồm cả biển Đông.

Để kiểm soát vùng biển rộng lớn này, Trung Quốc cần giữ Hải quân Mỹ ở xa, từ chối không cho tàu của chúng ta đi vào vùng biển quốc tế. Nếu Trung Quốc thành công trong việc này, thì Hải quân Mỹ và các lực lượng khác sẽ khó khăn hơn để đến giúp đỡ Đài Loan và các đồng minh của chúng ta như Nhật Bản và Philippines nếu bị Trung Quốc tấn công.

Ông Cheng cho biết, trong một số ấn phẩm của chính phủ Trung Quốc, đại dương xung quanh Trung Quốc được xem là “đất xanh“, nói cách khác, có giá trị chiến lược tương đương với lãnh thổ Trung Quốc. Các đường vẽ của Trung Quốc trong vùng biển quốc tế cũng giống như các đường vẽ để củng cố trên đất liền.

E rằng quý vị nghĩ sự thống trị của hải quân Mỹ đang áp đảo, chúng ta không cần phải lo lắng, hãy suy nghĩ lại. Mặc dù vẫn còn mạnh, nhưng sức mạnh của hải quân Mỹ đang suy yếu, và Trung Quốc biết điều đó. Thứ hai, biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải thì gần với Trung Quốc hơn là Mỹ, và lực lượng hải quân Trung Quốc tập trung kiểm soát vùng biển lân cận đã có sẵn lợi thế về cung cấp và vận chuyển.

Ông Cheng cho biết, các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc biết rằng họ không thể thách thức hải quân Hoa Kỳ trên toàn cầu, nhưng họ có thể xua đuổi nếu Mỹ đến gần lục địa Trung Quốc. Trung Quốc loại bỏ những tàu đã lỗi thời và đang phát triển một số lượng lớn tàu có trang bị tên lửa tấn công nhanh. Những con tàu này mang các tên lửa hành trình chống tàu siêu âm YJ-82, rất phù hợp để tấn công tàu hải quân Mỹ. Họ cũng đang nâng cấp các tàu khu trục và triển khai tàu sân bay đầu tiên.

Hoa Kỳ không thể để cho các hành động của Trung Quốc gây nguy hiểm cho cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh của mình hoặc can thiệp vào quyền đi lại của chúng ta trong vùng biển quốc tế. Trung Quốc có quyền Hải quân và tự vệ. Họ không có quyền giả vờ rằng họ sở hữu vùng biển Đông.

Điều quan trọng đang ngăn chặn con đường tham vọng của Bắc Kinh là Hải quân Hoa Kỳ. Để bảo đảm quyền tự do trên các vùng biển ở Thái Bình Dương, Hải quân [Hoa Kỳ] cần thêm nguồn lực, không phải cần ít hơn, thế nhưng thỏa thuận về mức nợ trần gần đây đã đe dọa thu sự hẹp lực lượng hải quân Mỹ trầm trọng. Cũng không phải Hải quân Mỹ có thể từ bỏ việc hiện đại hóa các cuộc chiến đấu trên mặt biển và dưới lòng biển, điều này sẽ xảy ra nếu tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng một cách hà khắc.

Liệu các tuyên bố của Trung Quốc đối với “vùng biển lân cận” sẽ đặt chúng ta vào một quá trình dẫn tới va chạm hay không, vẫn còn là một câu hỏi mở. Nhưng Bắc Kinh nên biết rằng, bất kỳ sự cố gắng nào để thay đổi các quy tắc và làm cho khu vực đó tương tự như sân sau độc quyền của họ, thì Trung Quốc sẽ gặp phải sự đối kháng của Mỹ.

K.R.H.


Ông Kim R. Holmes là cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và là Phó chủ tịch Quỹ Di sản (www.heritage.org). Liên lạc với ông trên Twitter @ kimsmithholmes.
Ngọc Thu dịch từ Washington Times
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét