Biên giới Viet-Trung
Giáo sư Nguyễn Huy Quý có phải là nhà Trung Quốc học? |
Hình ảnh được Pv. VietNamNet ghi tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Tân Minh (Tràng Định, Lạng Sơn). Công ty này làm đường, trồng rừng ngay sát đường phân định biên giới, điểm cao quân sự. Ảnh: Duy Tuấn
Đọc bài trả lời của Giáo sư Nguyễn Huy Quý với tựa đề “Trung Quốc – Việt Nam: Hợp lực tốt hơn bất hoà” trên tờ Hoàn cầu Thời báo, tôi xin được thưa chuyện cùng Giáo sư.Trước nhất, không phải “Hai láng giềng gần gũi Trung Quốc và Việt Nam từng có những quá khứ không tốt đẹp từ những năm cuối 1970s và đầu 1980s” như lời thiệu của tờ Hoàn cầu Thời báo đâu, thưa Giáo sư.
“Theo dõi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, Wilfred G. Burchett – và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xã hội chủ nghĩa – đã cho biết: “ không nghi ngờ gì về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nói một cách trung thành: các kết quả đã đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa”. (1)
“Chu Ân Lai nói rõ với người Pháp rằng Trung Quốc đến Giơ-ne-vơ trước hết là để bảo vệ lợi ích của chính mình chứ không phải lợi ích của các lực lượng cách mạng Đông Dương. Điều này trở nên sáng tỏ một cách tàn nhẫn trong một cuốn sách về Hội nghị Giơ-ne-vơ, dựa trên những tài liệu về Hội nghị chưa hề được công bố, của nhà viết sử và chuyên gia về Châu Á người Pháp Phrăng-xoa Gioay-ô – tác giả kể lại một cuộc họp giữa Chu Ân Lai và An-tô-ni I-đơn tại Giơ-ne-vơ một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Anh công bố quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được nâng lên hàng đại sứ.
Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã nói riêng với I-đơn là ông ta nghĩ rằng có thể ‘thuyết phục được Việt Minh rút khỏi Lào và Cam-pu-chia’. Qua đó, Trung Quốc đã đi một bước rất dài theo luận điểm của người Cam-pu-chia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhận rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lược ở hai nước đó, ngược lại với luận điểm lâu nay của Việt Minh – đó cũng là coi các vấn đề Lào và Cam-pu-chia không giống như vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Chu Ân Lai còn nói sẵn sàng công nhận tính chất hợp pháp của các Chính Phủ Vương quốc Lào và Cam-pu-chia ngay khi nào ông ta được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này”.(2)
“Tối ngày 22 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng và các thành viên khác của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến dự một cuộc chiêu đãi của Chu Ân Lai để “chúc mừng thắng lợi của Hội nghị”. Họ chờ đợi một cuộc “chúc mừng giữa những người đồng chí”. Họ rất ngạc nhiên khi thấy đoàn đại biểu Liên Xô đã không được mời, trong khi các đoàn đại biểu của “Hoàng đế” Bảo Đại, Vương quốc Lào và Cam-pu-chia lại có mặt. Chu Ân Lai trước hết nâng cốc chúc mừng Hoàng đế Bảo Đại rồi đến Vua Lào và Vua Cam-pu-chia. Người phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng nói với tôi:
Chúng tôi hầu như không thể tin ở mắt và tai mình nữa. Về sau, chúng tôi thấy vấn đề rõ hơn. Trung Quốc muốn các nước Đông Dương nằm trong túi mình, và hy vọng rằng ba Vương quốc ở đây sẽ được duy trì như những nước triều cống như kiểu Thiên hoàng trị vì đế quốc Trung Hoa với những quốc gia phiên thuộc! Trung Quốc không thể coi thường hơn nữa nội dung xã hội của các quốc gia ấy cũng như số phận của các lực lượng cách mạng ở đó – Nhìn lại những gì xảy ra sau này với Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia và việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam rõ ràng đã được khởi động bởi thái độ của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt là cuộc chiêu đãi cuối cùng này”.
“Chu Ân Lai đã bố trí để tại cuộc chiêu đãi các trưởng đoàn Cam-pu-chia và Lào, Tép Phan và Phủi Xa-na-ni-côn, ngồi cùng một bàn với vài phụ tá cao cấp của Chu Ân Lai. Tại bàn do Chu Ân Lai chủ trì, Ngô Đình Luyện (em Ngô Đình Diệm, người mới được CIA đưa lên cầm quyền ở Sài Gòn) được xếp ngồi giữa Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngô Đình Luyện và Tạ Quang Bửu đã từng cùng học tại Pháp và Chu Ân Lai tìm hết cách làm cho hai người gợi lại những kỷ niệm thời thanh niên. Có lúc, Chu gợi ý Ngô Đình Luyện sang thăm Bắc Kinh. Khi Luyện hỏi sang đó dưới danh nghĩa nào, Chu Ân Lai trả lời: “Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc Kinh?”. Nhận thấy ông Phạm Văn Đồng giật nẩy người phản ứng, Chu Ân Lai lạnh lùng nói rằng việc ông Phạm Văn Đồng gần gũi với Trung Quốc hơn về tư tưởng không loại trừ việc Sài Gòn có đại diện ngoại giao tại Bắc Kinh. “Dù sao, hai ngài đều chẳng phải là người Việt Nam cả sao, và tất cả chúng ta đây chẳng phải là người Châu Á cả đó sao?”. Đây nữa lại là một viên thuốc đắng mà ông Phạm Văn Đồng phải nuốt tại Giơ-ne-vơ. Lý do khiến Chu Ân Lai ủng hộ việc đẩy lùi càng lâu càng tốt cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước đã trở nên quá rõ ràng. Trung Quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của chính mình ở Sài Gòn hơn là giúp Việt Minh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nước.” (3)
Giáo sư Nguyễn Huy Quý hãy nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:
“Chúng tôi lẽ ra đã có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đã thỏa thuận trước với người Trung Quốc về mọi vấn đề – nhưng Chu Ân Lai đã họp kín với Măng-đét Phrăng, và tất cả đều bị thay đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh, thì có lẽ chúng tôi đã thắng và được tất cả. Phải nói rằng người Trung Quốc đóng một vai trò cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng, và đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện nhất”.
Chúng tôi đã học được một bài học lớn qua những mưu đồ của Trung Quốc – trong những cuộc thương lượng ngoại giao, điều quyết định là phải nắm chắc mọi việc trong tay mình. Đừng để cho người khác can thiệp vào! Chỉ thương lượng vì lợi ích của chính mình – Chính vì vậy mà tại Hội nghị Pa-ri chúng tôi đã giữ vững quyền kiểm soát – điều này làm cho người Trung Quốc hết sức bất bình. Chúng tôi đã tiến hành chiến tranh và có đủ khả năng lập lại hòa bình, hoặc ít ra là bảo đảm cho mình một thế thắng trong trường hợp phải cần đến một vòng nữa trên trường đấu.
Một điều mà Trung Quốc và Ních-xơn, Kít-xinh-giơ đã thỏa thuận trong các cuộc hội đàm ở Bắc Kinh đều nhằm áp đặt các điều kiện, để lợi dụng các chiến thắng của chúng tôi trên chiến trường. Nhân dân Trung Quốc là bạn của chúng tôi, và mãi mãi sẽ là bạn của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã lợi dụng xương máu của chúng tôi vì lợi ích của chính họ; dùng hình hữu nghị Việt – Trung vào những mục đích bành trướng của chính họ.
Vì những sự phản bội ở Giơ-ne-vơ, cuộc đấu tranh của chúng tôi đã phải kéo dài thêm 20 năm; những kinh nghiệm của chúng tôi về quân sự, chính trị và ngoại giao đã chứng minh một điều: phải tuyệt đối độc lập. Đây là một thực tế sống đụng đến xương máu của chính mình”.(4)
“Trung Quốc và Việt Nam có nhiều yếu tố giống nhau: cùng một văn hoá, cùng nguồn gốc [?] và từng là đồng chí của nhau. Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc cùng nguồn gốc? Thưa Giáo sư, ai nghiên cứu? Sách nào nói vậy? Ở điểm này tôi xin không tranh luận cùng ông, vì ông không đáng để tôi tranh luận.
“Một số người Việt lưu vong ở nước ngoài đang chống đối chính quyền hiện thời đã dùng tinh thần dân tộc Việt Nam để cố tình khiêu khích những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những kẻ này vui mừng khi mối quan hệ song phương xấu đi. Ngành truyền thông của hai nước để tránh sự hiểu lầm bị tăng thêm trong những mâu thuẫn đôi khi xảy ra”.
Trong câu trả lời trên của Giáo sư, tôi xin hỏi ông: “những bất hoà giữa Việt Nam và Trung Quốc” là những bất hòa gì?
Thưa Giáo sư, lãnh thổ của ta, đảo của ta, biển của ta nhưng hàng trăm ngư dân Việt Việt Nam đang bị Trung Quốc cầm tù khi họ đang kiếm sống ngay chính trên quê hương của của họ thì xin ông ông hãy thử gọi tên nó là gì, thưa ông?
Giáo sư càng trả lời lại càng trịch thượng: “Trên quan điểm của một học giả, những thông báo và tuyên bố từ cả hai phía thì hơi “quá đáng” và “quá cứng rắn.” Cả hai phía không nên đối phó với vấn đề phức tạp này bằng cách khêu gợi tinh thần dân tộc và không nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên một phần vùng biển Đông như thế nào là “quá đáng” và “quá cứng rắn”. Ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nào xin trình bày cho chúng tôi được biết?
Cũng trên mạng Hoàn cầu, họ chửi tôi, chửi Giáo sư, chửi hơn 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam, chửi cả dân tộc Việt Nam là đồ chó, Giáo sư không thấy nhục sao?
Là một Giáo sư nhưng ông đã quá non kém trước một phóng viên báo chí, bẫy được giăng ra, người trả lời có học vị cao ngất lại dính bẫy. Xin thưa với ông rằng, những phát biểu gần đây của chính phủ Hoa Kỳ, ông chỉ ra xem phát biểu nào, văn kiện nào của chính phủ Hoa Kỳ nhằm “sẵn sàng can thiệp vào vấn đềNam Hải”?
Sau cùng, tôi không biết có phải Giáo sư thay mặt chính phủ Việt Nam khẳng định chân lý này hay không:“Tôi chắc chắn rằng ngay cả khi trở nên mạnh hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ không đánh chiếm bất cứ quốc gia nào mà họ đã thừa nhận chủ quyền. Các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cần hiểu rằng nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ nhắm vào việc lấy lại chủ quyền hơn là xâm lược”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư về câu trả lời trên. Với phương pháp luận của một giáo sư, tôi tin rằng: Tân Cương, Tây Tạng sẽ là một hình ảnh không xa đối với dân tộc Việt Nam.
Lời cuối cùng gửi đến Giáo sư Nguyễn Huy Quý
Đọc toàn bộ bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, tôi không thấy ở ông trình độ của một giáo sư Trung Quốc học, mà chỉ là những lý sự cùn của một thằng Việt gian.
Đ. K. P.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét